Chuyện thời cuộc: Giá điện tăng

Như tin đã đưa, từ ngày 20-3, Bộ Công thương chính thức áp giá điện mới, với mức bán lẻ điện bình quân tăng 8,36%. Theo đó, giá điện tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.850 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT). Đây là đợt điều chỉnh tăng lần thứ hai trong vòng hơn một năm qua (kể từ tháng 12-2017).

(ảnh minh họa)

Theo lý giải của cơ quan quản lý, đề xuất tăng giá điện được xây dựng trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong sản xuất điện; khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá từ năm 2015 đến nay của ngành điện và các yếu tố khác. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, giá điện tính toán trên cơ sở để đảm bảo việc tăng giá không ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng CPI và tăng trưởng GDP.

Vẫn biết việc tăng giá một sản phẩm hàng hóa là lẽ vận động tự nhiên trong môi trường kinh tế thị trường, và các lý lẽ đều dựa trên những luận cứ khoa học. Tuy nhiên trên thực tế, kinh nghiệm cho thấy việc tăng giá điện luôn tạo ra hiệu ứng không mấy tích cực.

Đáng nói nhất là cách tính giá bán điện theo bậc thang lâu nay ngành điện áp dụng vẫn phảng phất sự độc quyền “phi thị trường” đối với loại hàng hóa đặc thù này.

Cụ thể theo tính toán, đợt tăng giá điện mới đối với khách hàng hộ gia đình sử dụng dưới 50kWh sẽ phải trả thêm khoảng 7 nghìn đồng; khách hàng sử dụng 50 đến 100kWh phải trả thêm khoảng 14 nghìn đồng; từ 100 đến 200kWh phải trả thêm 31.000 đồng; 200 đến 300kWh phải trả thêm khoảng 53 nghìn đồng; trên 400kWh sẽ phải trả thêm trung bình khoảng 77 nghìn đồng.

Mặc dù theo số liệu của ngành Công thương, lượng khách tiêu thụ điện dưới 100kWh hiện vẫn chiếm đa số. Nhưng cũng nhìn vào thực tế, với mức sống hiện nay, việc một gia đình sử dụng các thiết bị điện như chiếu sáng, ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện… thuộc diện kinh tế trung bình, rất phổ biến và rất khó để điều chỉnh lượng điện tiêu thụ về dưới 100kWh, cho thấy tầm ảnh hưởng an sinh xã hội không hề nhỏ.

Hơn nữa, thời điểm mùa hè nắng nóng cũng cận kề, đây là lúc nhiều thiết bị được sử dụng tối đa, rất dễ tác động làm tăng chi phí hàng hóa lưu thông và sinh hoạt thường nhật.

Mặt khác, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, trong nhiều năm qua những ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện năng như sắt thép, xi măng… giá bán ra của sản phẩm hầu như không tăng hoặc tăng rất chậm. Vì vậy việc tăng giá hai đợt lần lượt 6,08% và 8,36% trong vòng 15 tháng có thể nói là cao, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp cơ cấu lại chi phí giá thành.

Điều này không chỉ làm tăng giá hàng hóa, mà rất có thể sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động.

                                                                                Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Hải Phòng thông tin hội thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 4

Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More