Chuyện thời cuộc: Dịch tả lợn

Những ngày này, diễn biến về dịch tả lợn châu Phi đang được dư luận hết sức quan tâm, khi tốc độ lây lan tiếp tục gây lo ngại trên diện rộng. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn cả nước đã có 9 tỉnh, thành phố công bố có dịch.

(Ảnh minh họa)

Theo mô tả của các tài liệu liên quan, tả lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi và những châu lục khác. Tả lợn châu Phi là bệnh xuất huyết dễ lây lan ở lợn mọi độ tuổi, virus có độc lực cao, tỷ lệ tử vong của lợn nhiễm bệnh có thể lên tới 100%. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, dịch tả lợn hiện không có vắc-xin và không thể chữa.

Tháng 8-2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại tỉnh Hắc Long Giang. Đến cuối tháng 2-2019, Trung Quốc có 105 ổ dịch tại 25 tỉnh, tổng cộng Trung Quốc đã tiêu hủy hàng triệu con lợn. Điều đáng chú ý, nhiều ổ dịch của Trung quốc nằm tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông, ngay gần biên giới với Việt Nam. Chính vì vậy, một trong những nguyên nhân được cho là, dịch tả lợn châu Phi đang diễn ra ở Việt Nam chính từ nguồn lây này.

Theo tin từ Bộ NN&PTNT, ngày 19-2 vừa qua tỉnh Hưng Yên và Thái Bình là hai địa phương đầu tiên của cả nước công bố phát hiện ổ dịch Đến nay dịch lan rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh và lan nhanh đến các địa phương khác như  Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương và mới đây nhất là Hòa Bình và Điện Biên. Điều đáng nói là, mỗi khi có dịch bệnh xảy ra đối với gia súc, gia cầm, người tiêu dùng thường hay có động thái tẩy chay tiêu thụ, để lại hệ lụy nhiều khi rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế.

Trước những lo ngại này, Bộ NN&PTNT cũng đã khẳng định: Tả lợn châu Phi không gây bệnh cho các loài động vật khác, cũng như không lây sang người. Như vậy có thể thấy, thiệt hại kinh tế trực tiếp cho dịch bệnh là một thực tế, nhưng nỗi lo thiệt hại khác sẽ được hạn chế nếu tâm lý cộng đồng không bị tác động bởi phương thức tuyên truyền cường điệu hóa nguy cơ. Thiết nghĩ, đây là chi tiết hết sức quan trọng cần được thống nhất về nhận thức, không chỉ trong nhân dân, mà cả trong các cơ quan quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi.

Mặc dù vậy, trước diễn biến phức tạp của đợt dịch, cả cộng đồng cũng không thể chủ quan, đồng thời thay cho tâm lý hoang mang, hãy tập trung chung sức ngăn dịch bằng nỗ lực trách nhiệm cao nhất. Mặt khác, cũng cần có những phương án thay thế, nhằm bình ổn thị trường nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

                                                                             Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Hải Phòng thông tin hội thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 4

Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…

10/01/2025

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

10/01/2025

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More