Xã hội

Chuyện thời cuộc: Di dời cơ sở công nghiệp

Vụ việc cháy nhà máy của Công ty Rạng Đông tại Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận, với những câu hỏi liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường chưa có câu trả lời thực sự rõ ràng. Trong khi đó, một vấn đề khác cũng không kém phần lưu tâm, đó là sự tồn tại của những cơ sở sản xuất công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ trong khu vực dân cư.

(Ảnh minh họa)

Nhìn lại hơn 30 năm đổi mới, quá trình phát triển đã làm thay đổi căn bản kết cấu kinh tế theo hướng tích cực, cùng với đó là tốc độ phát triển mạnh mẽ của các đô thị trung tâm.

Trong tình hình đó, nhận thức về một xã hội văn minh, hiện đại, một môi trường đáng sống tại Việt Nam ngày càng rõ ràng, tiệm cận hơn với những mô hình tiêu biểu trên thế giới, đó cũng là yêu cầu quan trọng trong công cuộc phát triển.

Tuy nhiên, tại các đô thị lớn như Hà Nội, vẫn còn một số lượng không nhỏ các cơ sở sản xuất công nghiệp nói riêng và nhiều lĩnh vực khác nói chung, được xây dựng từ thời kinh tế tập trung tồn tại, vừa lạc hậu vừa xuống cấp.

Điều này đã tạo ra một lực cản không nhỏ cho phát triển đô thị, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ về ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, an toàn cháy nổ… Mà vụ việc cháy ở công ty Rạng Đông chỉ là một ví dụ điển hình.

Liên quan tới nội dung này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành riêng cho Hà Nội Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23-1-2015, trong đó tại Điều 2 Quyết định này nêu rõ: “Các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị nằm ở nội thành Hà Nội trong danh mục cần phải di dời ra ngoài nội thành”.

Rõ ràng đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển mới.

Mặc dù vậy, từ đó đến nay việc thực hiện Quyết định 130/QĐ-TTg chưa được hiệu quả. Theo một báo cáo thống kê, tại khu vực nội thành Hà Nội mới có 4 cơ sở sản xuất công nghiệp được di dời, trên tổng số 117 cơ sở nằm trong danh sách phải thực hiện.

Sự bất cập này chắc chắn có nhiều nguyên nhân, nhưng dù là nguyên nhân nào thì cũng khó chấp nhận, khi chính sách đã được ban hành. Và khi sự cố tương tự “Rạng Đông” xảy ra, bất cập càng rõ nét, như người xưa từng nói “Cháy nhà mới ra…”, có lẽ rất đúng với thực trạng này.

Được biết, song song với việc tập trung khắc phục hậu quả vụ “Rạng Đông”, thành phố Hà Nội đã chủ trương kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định 130/QĐ-TTg ra khỏi nội đô trong thời gian tới.

Hy vọng rằng sự quyết liệt sẽ thực sự đem lại hiệu quả, và bài học này chắc chắn không chỉ riêng cho Hà Nôi mà còn cho nhiều đô thị khác cả nước, trong đó Hải Phòng cũng không phải ngoại lệ.

Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Bão số 2 hướng thẳng vào Vịnh Bắc Bộ

Trưa nay 21.7, cơ quan khí tượng đã cập nhật vị trí và đường đi…

21/07/2024

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà…

20/07/2024

Công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng, thành phố Hải Phòng

Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định 670/QĐ-BXD về việc công nhận quận Hồng Bàng…

20/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More