(ảnh minh họa)
Chẳng hạn đề xuất của một cán bộ lãnh đạo ngành giao thông về quản lý giấy phép lái xe, mà chỉ cần đánh từ khóa “mất bằng phải thi lại” trên Google, đã có hàng triệu đề mục liên quan hiển hiện trong vòng vài giây. Cùng thời điểm trên, quan điểm “cấm xe máy” vào nội đô được một cán bộ ở TP Hồ Chí Minh đưa ra đã vấp phải nhiều ý kiến phản ứng. Chưa hết, một động thái tương tự lại được phát ngôn liên quan đến Thủ đô Hà Nội, thêm một lần nữa lại có nhiều ý kiến trái chiều.
Gần đây, Dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo và chuyển sang Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, thực sự tạo ra cú sốc đối với những vùng chuyên sản xuất nước mắm truyền thống, trong đó có Hải Phòng. Sau thời gian ồn ào với những phản bác gay gắt, câu chuyện cũng đã tạm phải dừng lại, nhưng cũng đủ để dư luận phải đặt ra câu hỏi về động cơ của những người tham gia đề xuất?
Buồn một nỗi, những phát ngôn hay động thái nêu trên đều xuất nguồn từ nhà quản lý, vốn dĩ được sinh ra thụ hưởng lợi ích từ ngân sách cộng đồng, để thực thi trách nhiệm giúp cộng đồng có cuộc sống tốt hơn, ổn định và phát triển hơn. Nhưng ngược lại, những gì diễn ra không thể hiện được điều đó, thậm chí còn khiến người ta lo lắng cho trật tự xã hội, khi những người có trách nhiệm thực thi pháp luật lại có phần “lấn sân” lập pháp, tùy tiện đề xuất ban hành chính sách một cách chủ quan, duy ý chí.
Điều này có thể khẳng định, vì đâu chỉ người dân phản ứng, mà ngay những quan chức cấp cao cũng phải lên tiếng. Đơn cử, như việc “mất bằng phải thi lại”, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền đã nêu quan điểm: “Không phải cứ không quản lý được thì cấm, quản lý không được lại bắt người ta thi lại”. Ông còn nhấn mạnh: “Việc đó hoàn toàn vô lý, không có cơ sở, không đạo lý…”. Còn Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thì nhận xét: “Đưa ra những đề xuất rất buồn cười để dư luận ồn lên, không đáng gì”.
Chỉ trong thời gian ngắn mà có tới ngần ấy đề xuất tạo ra cơn sóng bất bình. Để tránh những nỗi lo về hệ lụy trong tương lai, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có những biện pháp chấn chỉnh “phát ngôn” ngẫu hứng của những người có thẩm quyền, đồng thời làm rõ mức độ tốn kém của ngân sách khi phải dành đầu tư cho những kế hoạch thiếu tính khả thi, không những không góp phần cho đất nước phát triển, mà còn để hậu quả ngược lại.
Hoàng Minh
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…
Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…
Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More