Chuyện thời cuộc: Cuộc chiến thương mại

Cuộc đấu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với những diễn biến mới đang thu hút sự quan tâm đặc biệt trên quy mô toàn cầu.

(ảnh minh họa)

          Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bất ngờ tuyên bố tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 10-5-2019, với mức thuế áp lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25%. Ngoài ra, 325 tỉ USD hàng hóa khác của nước này cũng sẽ sớm chịu chung số phận. Đáng chú ý tuyên bố này được đưa ra ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung dự kiến được tổ chức tại Mỹ vào ngày 8-5. Theo truyền thông thế giới, động thái của nước Mỹ nhằm tỏ thái độ “không hài lòng” khi cho rằng phía Trung Quốc triển khai quá chậm trong quá trình đàm phán. Trong khi đó, một quan điểm khác cho rằng, tuyên bố của Tổng thống Mỹ nhằm tăng sức ép để đạt được lợi thế trong thỏa thuận với Trung Quốc?

Tranh chấp thương mại Mỹ – Trung được coi như một cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 25% đối với 50 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và 10% lên 200 tỉ USD hàng hóa khác vào tháng 3-2018. Giải thích về sự “khơi mào” này, nước Mỹ cho rằng họ thực hiện quyền tự vệ, dựa theo Đạo luật thương mại 1974, là biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Đáp lại, phía Trung Quốc cũng đã có hàng loạt động thái trả đũa, khiến quan hệ thương mại giữa hai nước trở lên căng thẳng.

          Điều quan trọng là, trong không gian hội nhập toàn cầu, sự căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo ra tầm ảnh hưởng rộng lớn. Trong đó, nhất thời có nhiều quốc gia được hưởng lợi, khi tranh thủ mở rộng thị trường, hoặc lấp vào những khoảng trống mà cả Mỹ và Trung Quốc đều phát lộ. Bên cạnh đó, cũng không ít quốc gia bị cuốn vào “vòng xoáy”, mà mức độ tác động tùy theo quy mô phụ thuộc vào hai nền kinh tế này. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, đang từng bước hội nhập sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, chắc chắn cũng không ở ngoại lệ.

          Nhiều ý kiến cho rằng, cơ hội cho những quốc gia lợi thế cũng chỉ mang tính cục bộ, bởi phụ thuộc không phải là mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Mặt khác, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp diễn theo chiều hướng xấu, dẫn đến việc bản đồ thương mại thế giới bị kết cấu lại, sẽ tiềm ẩn nhiều bất lợi cho những nền kinh tế nhỏ. Hy vọng rằng tranh chấp giữa hai nước lớn sẽ nhanh chóng đến hồi kết, trả lại không gian bình yên cho thị trường thế giới, bởi kinh nghiệm cho thấy, đã lâm trận thì dù thua hay thắng, bên nào cũng sẽ “sứt đầu, mẻ trán”.

                                                                                          Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More