Chuyện thời cuộc Công sở… thu tiền gửi phương tiện

Gần đây, phản ánh của một số người dân cho biết, trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng không ít cơ quan công sở thu tiền gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch. Cụ thể là khi người dân đến xin công chứng, chứng thực hoặc nhiều lý do liên quan khác, nhưng nếu đem theo phương tiện đều phải trả tiền. Hoặc các tổ chức, doanh nghiệp, công dân đến giao dịch tại một sô cơ quan sở, ngành cũng chung tình trạng.

Mức tiền phổ biến áp dụng cho xe máy là 5.000 đồng/lượt, đúng bằng mức quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 3-11-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên vấn đề đáng nói là, cũng theo các quy định thì cơ quan công sở không được thực hiện việc thu phí nêu trên.

Cụ thể tại điều 16 Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước  (Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ) thì các cơ quan công sở “có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc. Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc”.

Tại Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 3-11-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố, nội dung này cũng được nêu rõ trong Điều 3 khoản 1: “Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành trên địa bàn thành phố Hải Phòng có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc; không thu tiền gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ…”.

Như vậy, việc một số cơ quan công sở thu tiền gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch nêu trên là trái với các quy định của thành phố cũng như của Chính phủ.

Rất có thể do số tiền đối với mỗi cá nhân không lớn nên phản ứng của người dân không gay gắt, nhưng thực trạng này không những vi phạm các quy định hiện hành, mà còn ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách hành chính, hướng tới “sự hài lòng của người dân” mà thành phố đang nỗ lực kiến tạo.

Mặt khác, “tích tiểu thành đại”, nếu tình trạng trên trở thành phổ biến, thì thực sự nguồn thu từ loại “phí” này không hề nhỏ so với lưu lượng người đến giao dịch tại các công sở. Vậy nguồn thu này được quản lý, sử dụng vào việc gì và trên cơ sở nào, cũng là vấn đề đáng lưu tâm?
Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Trưa ngày 1.5, một vụ cháy xảy ra tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

01/05/2024

Hoạt động môi giới bất động sản: Ngày càng chuyên nghiệp

Được ghi nhận có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong năm 2024, thị trường bất…

01/05/2024

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần…

01/05/2024

Công an phường Cầu Tre: Hướng dẫn trả lại hơn 900 triệu do chuyển tài khoản nhầm

Hồi 16h00 ngày 26/04/2024 chị T, 46 tuổi, hiện đang tạm trú tại phường đến…

01/05/2024

Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Từ 1.7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công…

01/05/2024

Quy định mới về xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng…

30/04/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More