Với tinh thần “Chống dịch tả lợn như chống giặc”, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ hiện nay 7 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng đã có dịch với 4231 con lợn của 202 hộ nuôi bị tiêu hủy. Nguy cơ dịch bệnh xảy ra rất cao không chỉ ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà cả những điểm chăn nuôi tập trung, những gia trại, trang trại.
Mặc dù cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương có dịch đã vào cuộc quyết liệt nhưng nguy cơ dịch bệnh có khả năng lây lan rộng là rất lớn bởi con đường lan truyền đa dạng do loại virus này có thể lây lan qua tiếp xúc, qua đường thức ăn, qua vận chuyển hay qua vật chủ trung gian; năng lực kiểm soát người và phương tiện còn hạn chế…
Để thống nhất triển khai các giải pháp phòng chống dịch nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ ngành chăn nuôi, bảo vệ đời sống của người dân thì ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương thì phương án hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất trở thành mối quan tâm đặc biệt.
Hiện mức hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định là 38.000 đồng/kg, thấp hơn với giá thị trường. Nếu mức hỗ trợ này vẫn được duy trì thì nguy cơ bùng phát, lan truyền dịch bệnh càng lan rộng do người chăn nuôi giấu dịch, bán tháo đàn lợn ốm, lợn chết nếu mức đền bù lợn tiêu hủy chưa thỏa đáng.
Do đó Bộ Nông nghiệp cũng có văn bản đề xuất Chính phủcho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái.
Đề xuất này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông qua trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi. Điều đáng mừng người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh “Hỗ trợ tối thiểu 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và tăng gấp 1,5-1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy”.
Cùng với đó, cũng sẽ thống nhất hỗ trợ với cả các dịch bệnh khác trên lợn (tai xanh, lở mồm long móng…). Qua đó nhằm giảm thiệt hại cho người dân, khuyến khích người dân chủ động thông báo, không giấu dịch và thực hiện nghiêm túc việc tiêu huỷ khi xảy ra dịch bệnh.
Hy vọng với những động thái chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc nghiêm túc, đồng bộ và khẩn trương từ cấp trung ương đến địa phương cũng như sự quan tâm, nắm bắt tâm lý, đời sống người chăn nuôi thông qua việc nâng mức đền bù thỏa đáng, cuộc chiến với “giặc dịch” sẽ sớm được kiểm soát, khống chế và tiến tới đẩy lùi hoàn toàn.
Bùi Hạnh
Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao họp Ban Tổ chức Giải Shuffle Dance,…
Chiều 25/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức Hội…
Chiều 25/11, tại Sân vận động Trường Đại học Hàng hải, Sở Văn hóa và…
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More