Chuyện thời cuộc: Chín ép!

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã ra chỉ thị cấm dạy trước cho trẻ khi vào lớp 1 nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng rất nhiều gia đình cho trẻ đi “học nháp” trước thời điểm đăng ký đến cả năm.

 Để biện minh cho việc này, nhiều bậc phụ huynh viện cớ cần tạo cho trẻ làm quen với môi trường, nề nếp sinh hoạt và phương pháp dạy mới mà con sẽ phải trải qua ở bậc Tiểu học. Hay lý giải khi vào lớp 1, lớp đông, kiến thức nhiều, thầy cô không thể quan tâm riêng từng cháu nên phải cho con đi học trước để không thua bạn bè…

Các chuyên gia sư phạm đã chứng minh rằng, việc phụ huynh cho trẻ học trước khi vào lớp 1 chẳng khác nào “bắt quả non chín ép”, không phải thương con, lo cho con mà chính là đang vô tình “hại con”. Bởi lẽ nếu trẻ được học trước sẽ không còn sự háo hức, từ đó dẫn tới mất tập trung vì thấy kiến thức mà cô dạy đã được học. Về sau trẻ sẽ có tâm lý chủ quan, khiến việc học có thể càng về sau càng bị đuối.

Việc đi học trước còn khiến cho mọi hoạt động của trẻ bị ảnh hưởng như tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết chữ…, nhất là khi người dạy phương pháp sư phạm không tốt sẽ khiến cho việc sửa sai rất khó.

Ngoài ra, khoa học còn chứng minh, việc trẻ biết chữ không đều trong một lớp còn gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học do sự chênh lệch trình độ.

Bởi đối với trẻ biết chữ thì dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, giảm hứng thú học tập; còn đối với trẻ không biết chữ lại lâm vào trạng thái hoang mang vì thấy các bạn đọc ào ào khiến những em này có thể bị khủng hoảng ngay từ những ngày đầu tiên đi học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị yêu cầu các địa phương chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Đây là yêu cầu đúng đắn đặt ra từ nhiều năm trước. Nhưng để chấm dứt triệt để cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của toàn xã hội, trong đó quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sinh.

Bởi nếu các bậc phụ huynh không cố ép “quả non chín sớm”, không có tâm lý ganh đua, quá đòi hỏi con mình phải giỏi giang, phải hơn bạn bè dẫn đến những yêu cầu vượt quá tâm sinh lý của trẻ thì những lớp dạy chữ, luyện đọc của bất kể trung tâm hay thầy cô nào cũng không thể “có đất” tồn tại.

Bùi Hạnh

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More