Phải khẳng định rằng những năm gần đây, thành phố nổi lên trở thành điểm sáng về phát triển hạ tầng giao thông, nhiều công trình lớn đã và đang được đưa vào khai thác sử dụng. Có thể kể như đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, cầu đường Tân Vũ, cảng nước sâu Lạch Huyện, cảng hàng không quốc tế Cát Bi… cùng hàng chục tuyến giao thông đô thị, hàng chục cây cầu vượt sông, vượt cạn.
Tuy nhiên, bên cạnh đa số là tích cực, đem lại niềm tin và phấn khởi cho người dân, vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối phát sinh từ giao thông, nhất là ùn tắc và tai nạn từ giao thông đường bộ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc khai thác, duy tu và xây dựng các công trình giao thông đường bộ chưa thực sự hoàn hảo, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Điều đó có cơ sở, đơn cử như tại thời điểm này, trên địa bàn thành phố ở khu vực nào cũng xuất hiện những công trường cải tạo, chỉnh trang đô thị, từ nội thành cho đến các thị trấn, thị tứ ngoại thành. Quá trình giải phóng mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu và tổ chức thi công đều bộc lộ không ít bất cập, gây ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Ngay ở những tuyến đã thi công xong, nhưng chỉ một mô vữa tồn, vài đống gạch đá chưa kịp dọn hay vài điểm chênh giữa hố ga và nền đường cũng rất có thể gây ra sự cố giao thông không đáng có.
Trong khi đó, không riêng gì thời điểm này, mà gần như thời điểm nào thành phố cũng có những công trình hạ tầng đang trong quá trình thi công, đồng nghĩa với việc tính năng phục vụ giao thông bị ngưng trệ, buộc phải có những giải pháp tình thế.
Trong quá trình triển khai thực hiện, việc thi công thiếu đồng bộ giữa các đơn vị liên quan đến công trình đã góp phần cản trở giao thông và để lại di chứng về chất lượng.
Chẳng hạn, ở một số tuyến đường được nâng cấp, nhựa vừa trải xong thì sau đó ngành thoát nước lại đào bới tu sửa các hố ga, đường thoát, sự vá víu hoàn trả hiện trạng không tương ứng về kỹ thuật, kết quả gần như đường nào ở nội thành cũng có những điểm gồ ghề, “ổ gà”, vết nứt lõm… do tình trạng này gây ra.
Tuy nhiên nhìn ở góc độ khác, câu chuyện tồn tại từ lâu chính là ý thức của một bộ phận người dân, khi cùng khai thác, sử dụng các công trình giao thông công cộng. Tình trạng “cha chung không ai khóc” hay “của chung vô tội vạ” diễn ra không hiếm, kể cả tình trạng vụ lợi các nhân mà phổ biến nhất là lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Điều này có thể nhận thấy bằng mắt thường ở bất cứ cung đường nào, khi tình trạng này dù đã có nhiều nỗ lực của các cơ quan chức năng nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả.
Thái độ ứng xử thiếu chuẩn mực đối với các công trình giao thông đương nhiên sẽ dẫn đến hiệu suất sử dụng của công trình cho giao thông không thể phát huy hết công năng.
Chưa kể những vấn đề liên quan đến công tác quản lý như hệ thống biển báo, phân luồng hay điều phối phương tiện cũng còn không ít vấn đề bất cập, hậu quả là người tham gia giao thông phải gánh chịu.
Hoàng Minh
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More