Được biết, năm 2018, cả nước xuất khẩu 6,1 triệu tấn gạo với doanh số 3 tỷ USD. Thông thường thị trường thế giới, mỗi năm có nhu cầu từ 38 – 45 triệu tấn gạo. Tuy nhiên năm 2019 dự kiến nhu cầu chỉ từ 38 – 40 triệu tấn do nhiều nước đẩy nhanh tự chủ lương thực. Một vài thị trường quan trọng khác là châu Âu và Mỹ được mùa lúa mì. Trong nước, chúng ta đã xây dựng một kế hoạch sản xuất lương thực với diện tích 7,5 triệu ha, giảm 200.000 ha so với năm 2018. Tuy nhiên, bằng các tiến bộ kỹ thuật thì khả năng vẫn đạt sản lượng 43,5 triệu tấn, đủ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu từ 6 – 7 triệu tấn gạo. Gạo xuất khẩu chủ yếu là từ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vụ Đông Xuân là vụ lúa chính của nông dân ĐBSCL, quyết định thu nhập trong năm của bà con nên quả thực việc lúa không được thu mua gây ra tâm lý lo lắng đặc biệt của hàng triệu nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Tình thế tuy cấp bách nhưng các doanh nghiệp thu mua lúa lại nêu lý do không thể tổ chức thu mua do thiếu vốn bởi gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vì lãi suất cao.
Trước tình thế trên, Chính phủ đã phải tổ chức cuộc làm việc với một số bộ, ngành về việc tạm trữ lúa gạo. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, ngân hàng, địa phương, doanh nghiệp tập trung mua lúa và sự chỉ đạo quyết liệt đó bước đầu đã có tác động tích cực đẩy giá lúa nhích lên mấy ngày qua và người nông dân không còn cảnh lo ngại ngồi chờ thương lái.
Song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ, trách nhiệm của Nhà nước là đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân, theo quyền hạn và quy định của pháp luật. Các biện pháp này là biện pháp thị trường bình thường, chứ không phải phi thị trường. Nhà nước không can thiệp vào thị trường để bảo đảm hoạt động thị trường bình thường, theo quy luật giá trị.
Tuy nhiên, từ sự việc trên lại một lần nữa dư luận đặt ra câu hỏi nông sản cần “giải cứu” đến bao giờ? Việc đảm bảo an ninh lương thực, phát triển lúa gạo gắn với ổn định xã hội, gia tăng giá trị và đảm bảo sinh kế cho hàng triệu người dân. Do đó để có tính lâu dài, bền vững, lúa gạo chỉ có con đường phát triển duy nhất là nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và cơ cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường toàn cầu. Đồng thời phải có những giải pháp thúc đẩy mở cửa thị trường, tìm các thị trường mới, lớn, dài hơi hơn để xuất khẩu gạo.
Ngoài ra, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các ngành “công nghiệp phụ trợ”. Qua đó hình thành các ngành công nghiệp mới sau gạo, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cao như thực phẩm tiêu dùng (dầu ăn, sữa gạo, thức uống dinh dưỡng…), vật liệu (đánh bóng kim loại), sơn (nano chống cháy), ngành dược, mỹ phẩm, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản, bên cạnh gạo để ăn truyền thống như lâu nay. Như vậy, chỉ có tái cơ cấu ngành lúa gạo một cách triệt để thì mặt hàng nông sản đặc biệt này mới có khả năng phát triển mang tính ổn định và bền vững.
Bùi Hạnh
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More