Sáng 4/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm và hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hội nghị có sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ các Sở, ngành, đơn vị liên quan và đại diện các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.
Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 490/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) giai đoạn 2018 – 2020. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Quang cảnh Hội nghị
Sản phẩm của OCOP là những sản phẩm, dịch vụ được phát triển dựa trên lợi thế so sánh của cộng đồng; có sử dụng phần lớn nguyên liệu địa phương, do các thành viên/chủ sở hữu/cộng đồng địa phương cung ứng và/hoặc được phát triển từ công nghệ truyền thống; có chế biến từ nguyên vật liệu thành các sản phẩm có gia tăng giá trị; có tác động/ảnh hướng tích cực đến cộng đồng. Sản phẩm OCOP gồm 6 nhóm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải – may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí, dịch vụ nông thôn – bán hàng.
Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ phát triển nâng cấp hoàn thiện về đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm; đổi mới mẫu mã, bao bì nhằm thu hút người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường; được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm… Các sản phẩm của OCOP được đánh giá và xếp theo 5 hạng, hạng cao nhất phải đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Tổng kinh phí thực hiện Đề án trên cả nước khoảng 45.000 tỷ đồng.
Tại Hội nghị, đại diện đơn vị tư vấn đã cung cấp thông tin về chu trình triển khai OCOP; một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực hiện; cách tiếp cận nguồn vốn từ các nguồn ngân sách nhà nước, hợp tác huy động vốn đầu tư, liên kết từ các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân; giải pháp cốt yếu thực hiện chu trình OCOP; hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phát triển, tiếp thị sản phẩm theo chương trình OCOP; phân tích quy trình áp dụng đối với một sản phẩm thực tế tại địa phương.
Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng trên 50 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh có sản phẩm đặc trưng như: lúa nếp xoắn (HTX Tân Trào), gạo ruộng rươi (HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ Thụy Hương), sản phẩm chế biến từ các mòi (cơ sở chế biến Làng Chài) tại huyện Kiến Thụy; bánh đa Kinh Giao (HTX nông nghiệp Tân Tiến), sản phẩm chế biến từ cây Hibiscus, mật ong hoa rừng Cát Bà (Công ty CPTM thực phẩm Trường Xanh) huyện An Dương… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ lựa chọn 20 sản phẩm có chất lượng cao, sản phẩm đặc trưng của các địa phương để trình thành phố phê duyệt tham gia chương trình.
V.H.N
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More