Print Thứ Sáu, 10/11/2023 16:21 Gốc

Cách Trung tâm thành phố HP chừng 5km về phía Đông Bắc, Chùa Vẽ lẵng lẽ ẩn mình trong ngõ dài cuối đường Đà Nẵng. Chùa nằm trong quần thể 3 di tích gồm:

Chùa Vẽ, Phủ Thượng Đoạn, đền Phú Xá thuộc địa phận phường Đông Hải (quận Hải An). Nằm bên sông Bạch Đằng lịch sử, từ năm 1994 chùa được công nhận là di tích lịch sử quan trọng của thành phố Cảng.

Theo sự tích kể rằng vào năm 938, Ngô Vương Thiên Tử (Ngô Quyền) đã chọn chùa làm nơi lập đồn binh chuẩn bị cho thế trận Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam Hán. Vào thế kỷ thứ 13 (năm 1288) trong cuộc trận chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên. Vị tướng Trần Hưng Đạo đã bí mật tới chùa lập đài quan sát, vẽ địa đồ theo kiểu rắc vừng trên bánh đa xây dựng kế hoạch tác chiến cho trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử. Bởi vậy, mà từ đó, chùa có tên gọi là Chùa Vẽ…

Đến với Chùa Vẽ, ấn tượng đầu tiên tạo sự cuốn hút cho mọi người là cổng tam quan với hàng chữ đắp nổi: “Hoa Linh bảo tự” cùng đôi câu đối “Hàm giác bối thần đáo cảnh đương sinh hoan hỉ đức tòng chân xả vọng nhập thiền nghị khởi từ bi tâm”. Hiểu được sự giác ngộ, từ bỏ chốn bụi trần nên sinh đức hoan hỉ, theo điều chân, bỏ điều tà, vào cửa thiền hãy mở rộng từ bi). Đôi câu đối gợi giác nhẹ nhàng, thanh tĩnh khi bước chân vào khung cảnh tĩnh tâm chốn phật thiền. Sau tam quan mở ra trước mắt du khách là khoảng không gian phong quan, khoáng đạt rất đỗi uy nghiêm, toàn bộ khuôn viên nhà chùa toạ lạc trên khu đất rộng khoảng 7.000m2 gồm các công trình kiến trúc, nhà thờ tổ, toà chính điện, học đường, khánh đường và nhà bia – lưu trữ “trùng tu phật từ bi ký”, “Hoa linh từ bi ký”… Nhà chùa có khu vườn tháp với các tháp Thiệu Long, Vong Nam …và một hồ rộng thả hoa súng điều hoà không khí cho chùa. Ngay chính diện là khoảng sân rộng và vườn tỳ ni với sự góp mặt của nhiều loại cây cảnh cùng những pho tượng đắp nổi theo phong cách kiến trúc quen thuộc của phật giáo. Với quy mô kiến trúc giá trị lịch sử văn hoá, từ lâu Chùa Vẽ cùng với Phủ Thượng Đoạn (thờ mẫu Liễu Hạnh) và Đình Đoạn Xá (thờ Trần Hưng Đạo) đã trở thành một cụm di tích cấp quốc gia liên hoàn nơi đất Cảng.

Hàng năm khi mỗi dịp xuân về vào ngày 3/3 (giỗ mẫu Liễu Hạnh) và 20/8 (giỗ Trần Hưng Đạo). Theo tục lệ “tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ”. Thì người dân nơi đây lại tổ chức hội chùa, hội đình, hội phủ, đã thu hút nhiều khách thập phương đến tham dự. Ngày nay, hàng năm lễ hội (giỗ mẫu Liễu Hạnh 3/3 thì người dân mở hội rất lớn với 2 phần: Phần lễ được tiến hành một cách trang nghiêm với nghi lễ tế mẫu và rước mẫu từ Phủ Thượng Đoạn về chùa để quy y phật. Sau phần lễ là phần hội được tổ chức với nhiều tiết mục văn nghệ dân gian: hát đúm, hát ả đào, chèo…Một trong những sản vật mà người dân địa phương dâng cúng trong ngày lễ là những chiếc bánh đa nướng rắc nhiều vừng. Ngoài các dịp tuần rằm, mồng một hàng tháng vào những ngày thường, Chùa Vẽ là nơi tham quan dâng hương của khách thập phương. Nhiều người dân thành phố thường đến đây dâng hương trong các dịp lễ tết và thư giãn tĩnh tâm sau những giờ phút lao động căng thẳng ồn ào và là một trong những tuyến tham quan du lịch hấp dẫn trên đất Cảng./.

Nguồn: http://haiphonginfo.vn

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Chùa Vẽ – Hoa Linh cổ tự
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác