Chuẩn bị lấy ý kiến về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 13, ngày 6.9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự, đối thoại trong giải quyết các khiếu kiện hành chính là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong nhiều văn kiện và các quy định của pháp luật. Hòa giải, đối thoại thành giúp các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp mà không cần phải mở phiên tòa xét xử; rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc; tiết kiệm kinh phí của Nhà nước và các bên; hàn gắn những rạn nứt trong các quan hệ xã hội, góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân.

Tại Kỳ họp thứ 8 tới, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Để phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua dự án luật này, thời gian qua, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiến hành khảo sát tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hòa Bình… nhằm nắm bắt tình hình thực hiện hòa giải, đối thoại, tìm ra những điểm mới, ưu việt của hòa giải, đối thoại tại Tòa án trước tố tụng so với trong tố tụng, có giải pháp hoàn thiện dự án Luật.

Thực hiện chủ trương của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân Tối cao đã triển khai thực hiện Kế hoạch thí điểm đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình thực hiện đã thu được những kết quả tích cực; các vụ việc hòa giải, đối thoại thành đạt tỉ lệ khá cao.

Đại diện Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp về dự án Luật này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật cho biết, hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định trong dự thảo Luật này là một cơ chế pháp lý mới có tính đặc thù, khác biệt so với hòa giải, đối thoại trong tố tụng do Tòa án nhân dân tiến hành hoặc hòa giải, đối thoại ngoài tố tụng khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, nghiên cứu để chỉnh sửa dự thảo Luật nhằm đảm bảo tính khả thi và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Theo kế hoạch, trong kỳ họp tới, Quốc hội sẽ thảo luận và tháng 5.2020 Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

X.T Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Lớp học ở Hải Phòng có 41/48 học sinh đạt trên 9 điểm môn Ngữ Văn

Lớp 12C11 Trường THPT Quang Trung (Hải Phòng) vừa ghi nhận 41/48 học sinh đạt…

17/07/2024

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More