Chính trị

Chủ động ứng phó với gió mạnh và mưa lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của Bão số 3

Để chủ động ứng phó với bão, gió mạnh và mưa lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của Bão số 3, UBND thành phố vừa có Văn bản yêu cầu, các Sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, gió mạnh, mưa lớn; thông báo kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân, cộng đồng để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Căn cứ tình hình, diễn biến của bão, chủ động thực hiện di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, trũng thấp, khu vực có nguy cơ sạt lở, các khu nhà cũ yếu.

Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tiếp tục rà soát, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tầu thuyền tại bến.

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 3 Ma-on. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về người, tài sản trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, đặc biệt các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình cao tầng, công trình ven biển, ven núi; các khu vực khai thác khoáng sản; các khu vực núi có nguy cơ sạt lở.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố), theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; kịp thời đề xuất UBND thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố các nội dung cần chỉ đạo để phòng, chống bão.

Chỉ đạo các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi sẵn sàng tiêu nước đệm; phối hợp với các địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa để giảm thiểu thiệt hại.

Căn cứ tình hình, diễn biến của bão, chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các quận, huyện xác định thời điểm, ban hành thông báo cấm biển và tạm dừng các hoạt động vận tải đường thủy nội địa, hệ thống cáp treo, khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch biển (trước khi ban hành, trực tiếp xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố).

Sở Giao thông Vận tải chủ trì, cùng các địa phương rà soát, sẵn sàng phương án và tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt tại các khu vực sạt lở do mưa lớn gây ra.

Sở Xây dựng phối hợp cùng các quận, huyện rà soát, thực hiện các phương án gia cố nhà ở, công trình công cộng; sơ tán nhân dân ở khu nhà cũ, yếu; rà soát, chỉ đạo các chủ đầu tư các công trình cao tầng đang thi công thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thi công.

Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hải Phòng rà soát, thực hiện các phương án đảm bảo tiêu thoát nước đô thị trong trường hợp mưa lớn gây ngập lụt; thực hiện biện pháp cảnh báo đảm bảo an toàn tại các miệng hố thu nước, các hồ điều hòa.

Chỉ đạo Công ty Cổ phần công viên cây xanh Hải Phòng rà soát, thực hiện cắt tỉa cây đảm bảo an toàn; thu dọn cây xanh gãy, đổ (nếu có) đảm bảo an toàn giao thông các tuyến đường.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống bão tại các khu, cụm công nghiệp quản lý.

Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực I chỉ đạo, hướng dẫn các tàu, thuyền, phương tiện thủy neo đậu tại các vùng nước do đơn vị quản lý đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến các công trình kết cấu hạ tầng khác khi có sự cố xảy ra.

Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách, công trình, an toàn hàng không tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc Biển Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 450km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) từ khoảng trưa ngày 25/8 gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2,5-3,5m. Biển động mạnh; từ chiều ngày 25/8 đến sáng ngày 26/8, khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh khả năng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; khu vực Hải Phòng, Lạng Sơn khả năng có gió giật cấp 6-7.

Minh Hảo

Tài liệu đính kèm: Văn bản số 4891/UBND-TL

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Cảnh báo trẻ em bị đuối nước vào mùa hè

Đuối nước thường gặp vào các tháng mùa hè do thời tiết nắng nóng, nguyên…

04/05/2024

Khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho hộ khó khăn trên địa bàn phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh…

04/05/2024

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông qua các hội nhóm, nhóm chat đầu tư chứng khoán

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát…

04/05/2024

Huyện Vĩnh Bảo Đưa cầu Lô Đông bắc qua sông Hóa vào sử dụng

Sáng 4-5, UBND huyện Vĩnh Bảo tổ chức thông xe kỹ thuật Dự án xây…

04/05/2024

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm hàng loạt, chủ động trước các…

04/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More