Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 04 giờ 00 ngày 19/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,4 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 340km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3. Diễn biến của Áp thấp nhiệt đới này còn rất phức tạp (dự báo có thể thay đổi về cả cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển).
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bào, đặc biệt là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra do hoàn lưu bão gây ra trên địa bàn thành phố. Chủ tịch UBND thành phố vừa có Công điện 07/CĐ-CT yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận và Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất các điều kiện để chủ động triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn, tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật liên tục thông tin diễn biến của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, mưa lũ để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo UBND thành phố các nội dung cần chỉ đạo.
Tập trung triển khai ngay các biện pháp thông tin, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển biết diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão để chủ động các biện pháp phòng tránh. Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân.
Chủ động rà soát, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Rà soát, kiểm tra các khu vực có nguy cơ sạt lở, nhà ở cũ yếu, khu vực trũng thấp, ven sông, ven biển để sẵn sàng, chủ động thực hiện các biện pháp di dời người dân đảm bảo an toàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực về Phòng chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố) thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, chủ động tham mưu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố, UBND thành phố các nội dung chỉ đạo để ứng phó kịp thời. Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra công trình phòng chống thiên tai, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố công trình đảm bảo công tác phòng chống./.
Trâm Bầu
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More