Chính trị

Cho thôi giữ chức vụ 2 Phó Thủ tướng, 3 Thứ trưởng và tương đương, 1 Chủ tịch Tập đoàn trong năm 2022

Trong năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XIII) đối với 5 cá nhân; cho thôi giữ chức vụ đối với 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 3 Thứ trưởng và tương đương, 1 Chủ tịch Tập đoàn…

Cho thôi giữ chức Uỷ viên Trung ương với 5 cá nhân

Chiều 12.1.2023, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Thông báo kết quả Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC). Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì cuộc Thông báo.

Theo đó, tại phiên họp 23, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đánh giá công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh, tạo hiệu quả rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTNTC.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 50 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, hướng dẫn về xây dựng Đảng, PCTNTC, nhất là chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong giai đoạn mới; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; về bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật; về chủ trương phân loại, xử lý tổ chức đảng và đảng viên có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Công ty Việt Á,… Nhiều quy định đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả ngay sau khi vừa ban hành.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ảnh: Trí Dũng.

Việc chỉ đạo đẩy mạnh, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; kỷ luật nghiêm minh, khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, tạo bước tiến mới trong đấu tranh PCTNTC, được nhân dân, dư luận đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tích cực, chủ động, quyết liệt kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Trong năm 2022, đã thi hành kỷ luật 539 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 15 trường hợp so với năm trước); cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XIII) đối với 5 cá nhân; cho thôi giữ chức vụ đối với 2 Phó Thủ tướng Chính phủ, 3 Thứ trưởng và tương đương, 1 Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV); các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm 3 Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh theo chủ trương sắp xếp, bố trí công tác đối với cán bộ bị xử lý kỷ luật, uy tín giảm sút.

Kỷ luật trên 200 cán bộ, công chức có sai phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC cũng đánh giá ngành Thanh tra, Kiểm toán tăng cường thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc; tập trung thanh tra, kiểm toán các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo.

Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi 82.560 tỉ đồng và 883ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 3.530 tập thể và 8.619 cá nhân.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đã chuyển 557 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2021).

Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì cuộc thông báo Kết quả phiên họp 23 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: T.Vương.

Công tác PCTNTC trong các cơ quan chống tham nhũng được chú trọng, tăng cường. Trong năm đã xử lý kỷ luật trên 200 cán bộ, công chức của các cơ quan này có sai phạm liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, trong đó chuyển xử lý hình sự 74 trường hợp.

Cùng với đó, việc chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử; phát hiện, xử lý nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tạo bước đột phá quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Một kết quả khác được Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC nêu rõ đó là việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố về các vụ việc tham nhũng, tiêu cực; công tác giám định, định giá tài sản và công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.

Vương Trần

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Hải Phòng thông tin hội thi Vật dân tộc thời Mạc lần thứ 4

Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…

10/01/2025

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

10/01/2025

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More