Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội từ Tổng cục Thống kê cho thấy, hoạt động sản xuất công nghiệp quý 1 có mức tăng trưởng cao, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp chính vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và toàn nền kinh tế. Riêng, ngành khai khoáng tiếp tục giảm, khẳng định nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên.
Nhưng khi so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Ba chỉ tăng 9,1%, trong đó khai khoáng vẫn tăng 0,4%, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,3%, sản xuất và phân phối điện tăng 9,8%, cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%.
Tính chung cả quý 1, chỉ số công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ và thấp hơn mức tăng 12,7% của năm 2018.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 11,1%, đóng góp 8,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung, ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,5%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm, ngành khai khoáng xuống 2,1% (chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6,2%) và làm giảm 0,3 điểm phần trăm.
Xét về địa phương, Thanh Hóa đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 51,2% nhờ việc Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào sản xuất từ giữa năm 2018;
Với việc Công ty Nhiệt điện Duyên hải tăng sản lượng điện sản xuất, tỉnh Trà Vinh bất ngờ đạt mức tăng 40,4% và đứng thứ hai. Như thường lệ, Tập đoàn Formosa tiếp tục giúp cho Hà Tĩnh có vị trí thứ ba với mức tăng 33,8%.
Ngoài ra, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn cũng đạt các mức tăng trưởng ấn tượng, như Hải Phòng tăng 20,1%, Vĩnh Phúc tăng 11,5%, Quảng Ninh tăng 10%, Hải Dương tăng 9,6%… Bên cạnh đó, chỉ số công nghiệp của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng tương ứng 6,9% và 6,2%.
Trong thương mại, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng này có mức tăng ấn tượng 25,6% so với tháng Hai và tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tại thời điểm 31/3) có mức tăng 15,6% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Về lao động, số việc làm việc trong các doanh nghiệp công đã tăng 1,4% so cùng thời điểm tháng Hai và tăng 2,3% so với cùng kỳ. Cụ thể, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,5%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,5% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 3,1%. /.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…
Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…
Thông tin về giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% lan…
Chiều 9/1, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền…
Chiều 9-1, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội nghị tổng kết…
Nhờ giảm 0,32% trong năm 2024, từ năm 2025 trên địa bàn TP.Hải Phòng không…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More