Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2018: Vĩnh Long đứng đầu, Hải Phòng thấp nhất

Kết quả xếp hạng “Chỉ số công khai ngân sách tỉnh POBI 2018” do Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) công bố 12/6 cho thấy, đứng đầu là Vĩnh Long (90,52/100 điểm), còn Hải Phòng ở mức thấp nhất (5,14/100 điểm).

Ảnh minh họa

Chỉ số công khai ngân sách (POBI) là công cụ giúp các tỉnh, TP có thể tham chiếu và đo đạc mức độ công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) và mức độ thực thi Luật NSNN, giúp tăng niềm tin của người dân và các đối tác phát triển đối với quản lý ngân sách tại địa phương.

Đây cũng là cũng là công cụ giúp cho Việt Nam thực hiện ngày càng tốt hơn nỗ lực cải cách hành chính và tài khóa góp phần thực hiện cam kết với mục tiêu phát triển bền vững SDG 16 về minh bạch, giải trình có sự tham gia của người dân.

Đây là năm thứ 2 chỉ số POBI được công bố. Với POBI 2018 bao gồm 2 trụ cột: Về minh bạch công khai ngân sách và sự tham gia của người dân vào chu trình ngân sách thông qua cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính (năm 2017 không có sự tham gia của người dân).

POBI 2018 được thực hiện theo thang điểm với 4 mức. Mức A từ 75 – 100 điểm quy đổi, được hiểu là mức độ công khai “Đầy đủ”; mức B từ 50 – 75 điểm quy đổi là mức công khai “Tương đối”; mức C từ 25 – 50 điểm là mức “Chưa đầy đủ”; Mức D từ 0 – 25 điểm là mức “Công khai ít”.

Kết quả khảo sát 63 tỉnh thành cho thấy, nhóm A gồm 6 tỉnh, trong đó đứng đầu là Vĩnh Long (90,52 điểm); nhóm B gồm 27 tỉnh đứng đầu là Trà Vinh (74,88 điểm); nhóm C gồm 21 tỉnh, đứng đầu là Hà Nội (49,72 điểm), TP Hồ Chí Minh (48,98 điểm); nhóm D gồm 9 tỉnh, Hải Phòng đứng ở mức thấp nhất (5,14 điểm).

Xét từng vùng, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng có điểm xếp hạng POBI trung bình cao nhất, lần lượt 60,9 và 59,16 điểm/100 điểm. Tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ 54,37/100 điểm, vùng Đồng bằng sông Hồng 50,55/100 điểm. Khu vực Tây Nguyên 46,3/100 điểm, vùng miền núi Bắc bộ 42,9/100 điểm, vùng Bắc Trung Bộ có số điểm trung bình thấp nhất chỉ đạt 40,33/100 điểm.

Khác với năm 2017, không còn tỉnh nào có điểm số POBI bằng 0. Điều này cho thấy đã có sự dịch chuyển đáng kể trong việc tuân thủ công khai ngân sách trên cấp độ toàn quốc. Tuy nhiên vẫn còn 32 tỉnh thành nằm dưới mực hạng trung bình.

“Điều này cho thấy dù có nỗ lực rõ rệt nhưng vẫn còn khoảng 50% tỉnh thành cần tuân thủ và cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách tỉnh”, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành nhận định.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Tiến Châu thăm, chúc Tết gia đình chính sách

Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

14/01/2025

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…

14/01/2025

Công an thành phố Thủy Nguyên điều tra, xác minh tin báo về cháu bé bị đối tượng lạ mặt đưa đi

Hồi 16h30' ngày 13/1/2025, Công an thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhận…

14/01/2025

Điện lực Hải Phòng: Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2024 đạt 17.730,57 tỷ đồng

Chiều 13/1, tại Khách sạn Điện lực (quận Đồ Sơn), Công ty TNHH MTV Điện…

13/01/2025

Trao 400 suất quà, chăm lo Tết cho người yếu thế

Chiều 13-1, tại UBND quận Hải An, Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp…

13/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More