Năm qua, thực hiện công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật thành phố đã thực hiện 12 khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa, rau; triển khai 8 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng vụ Đông, gồm: dưa chuột, ớt, bí xanh, cải bắp…; quy mô 1ha/mô hình.
Mô hình IPM cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 – 30 triệu/ha
Mô hình IPM đã cho hiệu quả kinh kế cao, nhờ áp dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại đã giảm từ 2 đến 3 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm 700.000 đ/ha chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn từ 15 đến 30 triệu/ha so với sản xuất truyền thống và góp phần bảo vệ môi trường.
Chi cục cũng triển khai 5 mô hình áp dụng 3 giảm – tăng – quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa trên địa bàn 4 huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão. 3/5 mô hình trên đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa góp phần giảm lượng giống so với sản xuất đại trà từ 20 đến 30%.
Đáng chú ý, trong năm, Chi cục đã phối hợp tổ chức780 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật sản xuất, phòng trừ sinh vật gây hại trên cây trồng cho 63.190 lượt người; in, cấp phát 15.000 tờ rơi, sổ tay hướng dẫn các biện pháp diệt chuột, phòng trừ bệnh lùn sọc đen cho nông dân. Qua đó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh lùn sọc đen, chuột hại gây ra.
KC
- Chi cục Chăn nuôi & Thú y: Cấp chứng chỉ hàng nghề thú y cho 35 cá nhân
- Không có việc đoàn kiểm tra liên ngành cấp “giấy chứng nhận không bán thuốc giả”