Ngày 25.6, tại Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết từ khi được phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vào năm 2014, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có sự phát triển kinh tế nhanh và quy mô.
Thu nhập bình quân đầu người tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng từ 4.164 USD vào năm 2016 lên 4.812 USD vào năm 2018, gấp 1,86 lần trung bình cả nước.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng cao, chỉ số năng lực cạnh tranh được tăng cường. Các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh luôn đứng trong nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2018 của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đều đạt và vượt dự toán các năm, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của cả nước.
Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn các địa phương vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2016-2018 đạt 1.170 nghìn tỉ đồng, chiếm 31,2% tổng số thu ngân sách cả nước, tăng trưởng bình quân 11,2%.
Giai đoạn này số thu nội địa của vùng đạt khá do các địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhiều dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng hoàn thành và đi vào hoạt động.
Đáng chú ý, từ năm 2017, thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020, tất cả 7/7 địa phương trong vùng đều có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương, tăng thêm 2 địa phương là Hải Dương, Hưng Yên.
“Đây là vùng kinh tế trọng điểm đầu tiên của cả nước có tất cả các tỉnh, thành phố điều tiết về ngân sách trung ương, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của cả nước và giúp trung ương thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng, thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương” – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng cho biết thêm, các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu lớn nhất nước, trong đó thành phố Hà Nội chiếm 19,05% tổng thu cả nước, chiếm 54,1% của vùng.
Tỉ trọng đóng góp số thu ngân sách của các tỉnh, thành phố trong vùng cũng có sự thay đổi, giảm tỷ trọng thu của Tp.Hà Nội, tăng tỷ trọng thu của các tỉnh khác như tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Chênh lệch số thu giữa các địa phương có sự rút ngắn đáng kể, cụ thể như năm 2006 số thu nội địa của TP Hà Nội cao gấp 40,4 lần so số thu của Hưng Yên, gấp 27,5 lần số thu của Bắc Ninh; nhưng đến năm 2017 thì khoảng cách số thu của Hà Nội so với Hưng Yên chỉ còn 21,5 lần, so với Bắc Ninh chỉ còn 11 lần.
Vương Trần Theo Báo Lao động
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More