Để hoạt động thương mại điện tử hoạt động lành mạnh, phát huy hết tiềm năng, đồng thời kịp thời xử phạt hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, làm lành mạnh thị trường, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (ngày 26/8/2020) và có hiệu lực từ ngày 15/10/2020 đã quy định các mức xử phạt hành vi vi phạm thuộc 4 loại hình thương mại điện tử.
Đó là các hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động); vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.
Trong đó các hành vi không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; không công bố đầy đủ hoặc công bố không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng, thông tin hàng hóa, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin vận chuyển và giao nhận, thông tin về điều kiện giao dịch chung, thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định có thể bị phạt đến 5 triệu đồng.
Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng với các hành vi như không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký.
Cùng với đó các hành vi như triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng không có cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán; không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định có thể bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Bên cạnh việc xử phạt như trên, Nghị định 98 còn áp dụng nhiều hình thức phạt bổ sung như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Cùng đó tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm, thậm chí có thể tước tên miền “.vn”.
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…
Sáng 19/12, theo thông tin từ UBND huyện An Dương, qua rà soát, đánh giá…
Sáng 19-12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân…
Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính…
Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị trực…
Chiều 18/12, UBND thành phố tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More