Trong thời điểm nắng nóng gay gắt, công tác PCCC tại các khu chợ đang là yêu cầu cấp bách cần được chính quyền, Ban quản lý và các tiểu thương đặc biệt quan tâm. Bởi hiện nay, nhiều chợ trên địa bàn thành phố do chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống phòng cháy, chữa cháy chưa đáp ứng yêu cầu và đang đối diện với nguy cơ cháy nổ cao.
Theo Cảnh sát PCCC thành phố, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm họa cháy nổ nhưng cơ bản vẫn là ý thức, kiến thức PCCC của một bộ phận cán bộ, công, nhân viên chức và người dân chưa cao, chưa thấy được trách nhiệm của mình và không nắm vững các biện pháp cơ bản trong PCCC.
Bên cạnh đó, do những yếu tố khách quan, chủ quan, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo đầu tư trong lĩnh vực này, nhất là trong việc đầu tư xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa liên quan đến an toàn PCCC cho công trình với những lỗi như: không bảo đảm khoảng cách an toàn về lối thoát nạn, giao thông xung quanh chợ, nguồn nước phục vụ chữa cháy; trang thiết bị PCCC còn thiếu; hệ thống điện, vật liệu chống cháy trong xây dựng chưa đảm bảo; việc bố trí các ngành hàng chưa hợp lý; không thực hiện nghiêm những kiến nghị dù được Cảnh sát PCCC nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa, bổ sung nhiều lần.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Xuân Bình và lãnh đạo Cảnh sát PCCC thành phố kiểm tra công tác bảo đảm an toàn PCCC
Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại gây ra đối với các chợ, nhất là trong dịp nắng nóng đỉnh điểm, đồng thời nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm, từ nhiều tháng qua, Cảnh sát PCCC thành phố đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát PCCC đã và đang quyết liệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền để dần thay đổi nhận thức của người dân đối với công tác PCCC.
Các phòng chức năng của Cảnh sát PCCC thành phố cũng mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng, Đội PCCC cơ sở. Đặc biệt, để chủ động ngăn chặn phát sinh cháy nổ, nhất là thời điểm nắng nóng, các đơn vị địa phương còn triển khai Tổ công tác, gồm ba đồng chí thường trực ngay tại chợ, nhằm hướng dẫn, kiểm tra hàng ngày đối với các hộ kinh doanh về công tác an toàn PCCC.
Các thành viên có nhiệm vụ phối hợp với Ban quản lý chợ tiến hành đôn đốc, nhắc nhở những chủ hộ và khách hàng chấp hành nghiêm quy định, nội quy về an toàn PCCC; tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC giữa Ban quản lý chợ, đơn vị Cảnh sát PCCC với các hộ kinh doanh, trong đó tập trung cao triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Không chỉ phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý chợ quán triệt để bà con tiểu thương hiểu rõ nguy cơ cháy chợ, nâng cao ý thức bảo vệ tài sản và tính mạng của chính mình. Tổ thường trực của Cảnh sát PCCC còn vận động mỗi hộ tự trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay. Ngoài ra, các hộ cũng được Tổ công tác tập huấn kỹ năng sử dụng bình chữa cháy và xử lý tình huống nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Khu vực đồ vải được cảnh báo là nơi dễ xảy cháy
Bên cạnh đó, Tổ công tác thường xuyên cùng với Ban quản lý chợ yêu cầu nghiêm ngặt các hộ buộc phải ngắt cầu dao, tắt hết thiết bị điện trước khi đóng cửa quầy hàng ra về. Việc kiểm tra hàng ngày đuộc ghi chép trong sổ nhật ký công tác và có xác nhận của Ban quản lý…
Trên nền tảng đó, Cảnh sát PCCC thành phố đã đưa ra các chỉ tiêu triển khai xây dựng mô hình chợ kiểu mẫu về PCCC. Với sự tích cực vào cuộc của Cảnh sát PCCC thành phố, trong thời gian qua, nhận thức của một bộ phận lớn nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Từ quan niệm công tác PCCC chỉ đơn thuần là trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC thì bước đấu được xã hội hóa rất cao trong hầu hết hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn thành phố.
Hải Phòng cũng như các địa phương khác trong cả nước dự bảo sẽ còn phải đón những đợt nắng nóng khác, chính vì lẽ đó, nguy cơ cháy, nổ vẫn tiền ẩn nguy cơ cao, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cho nên, Cảnh sát PCCC thành phố đề nghị các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác PCCC.
Đặc biệt, các xã, phường, thị trấn cần phối hợp chặt chẽ, chung tay với Cảnh sát PPCCC trong đào tạo, huấn luyện lực lượng PCCC cơ sở; tổ chức thực tập, diễn tập nâng cao kỹ năng xử lý khi xảy ra sự cố.
Giải pháp cần thiết lúc này là, Ban quản lý các chợ cần phân công người trực 24/24 giờ, sớm phát hiện sự cố, hướng dẫn tiểu thương bố trí sắp xếp hàng hóa bảo đảm khoa học, phải chú ý tới lối thoát nạn; kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, tổ chức thay mới thiết bị không đảm bảo an toàn…; chú trọng công tác bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên phương tiện, hệ thống nước phục vụ chữa cháy; bố trí phương tiện chữa cháy xách tay đảm bảo nơi dễ thấy, dễ lấy, đủ số lượng và chất lượng. Ngoài ra, các chợ cần trang bị thêm dụng cụ cần thiết cho công tác thoát nạn.
Minh Phương – Báo an ninh Hải Phòng 21/7/2018
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More