Pháp luật

Cản trở việc lắp đặt trạm BTS đúng quy định, đúng tiêu chuẩn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp di động thường xuyên phải đầu tư, mở rộng và nâng cấp, tối ưu mạng lưới của mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tốt nhất, qua đó người dân, khách hàng được sử dụng dịch vụ chất lượng tốt với chi phí ngày càng giảm, quyền lợi của khách hàng, của người dân được nâng cao.

Bên cạnh quyền lợi là vấn đề trách nhiệm: trạm BTS là thiết bị mạng viễn thông, là thành phần tạo nên hạ tầng viễn thông. Theo Điều 5 Luật Viễn thông quy định:

Điều 5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; trường hợp phát hiện các hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông không được gây hại đến môi trường và hoạt động kinh tế – xã hội khác. Tổ chức, cá nhân trong các hoạt động của mình không được gây nhiễu có hại, làm hư hỏng thiết bị công trình, mạng viễn thông, gây hại đến hoạt động của cơ sở hạ tầng viễn thông.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông công cộng, chủ mạng viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối của mình và tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng…”

Tại khoản 6 Điều 12 Luật Viễn thông quy định:

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.”

Nếu việc lắp đặt trạm BTS đúng quy định, đúng tiêu chuẩn mà người dân cản trở thì hành vi đó có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Thí dụ:

– Tại Khoản 3 Điều 42 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 có quy định:  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng-ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng, hệ thống máy chủ tên miền quốc gia.

– Khoản 4 Điều 42 của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 có quy định: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hoặc cản trở trái pháp luật việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vô tuyến điện hợp pháp.

Điều 54.Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về  vi phạm quy định về kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện

1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không niêm yết đúng thời gian quy định bản sao Giấy chứng nhận kiểm định tại địa điểm lắp đặt thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện;

b) Không niêm yết Bản công bố trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng không thuộc Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không kiểm định lại đúng thời gian quy định đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được kiểm định và sắp hết hạn ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định;

b) Không kiểm định bất thường đúng thời gian quy định đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện đã được kiểm định nhưng có sự thay đổi vượt quá mức giới hạn an toàn cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định hoặc thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện không còn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

c) Không báo cáo đúng thời gian quy định đến Tổ chức kiểm định đã cấp Giấy chứng nhận kiểm định về những sự thay đổi của thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thiết bị viễn thông đã được kiểm định nhưng Giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực;

b) Không thực hiện việc kiểm định trước khi đưa thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến bắt buộc kiểm định vào sử dụng;

c) Không báo cáo tình hình kiểm định theo quy định.

 

 

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

Chiếu phim lưu động phục vụ thiếu niên, nhi đồng và bà con Nhân dân tại huyện Tiên Lãng

Tối 18/7, tại Nhà văn hóa thôn An Thạch, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng,…

18/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More