Giáo dục

Cần thẳng tay loại bỏ việc dạy thêm trong trường dưới mọi hình thức

Nhiều ý kiến cho rằng, việc trường học liên kết với các trung tâm bên ngoài tổ chức dạy thêm, dạy tăng cường cho học sinh đang là thực tế tồn tại ở nhiều nơi. Điều này sẽ làm mất đi vai trò, chức năng của chương trình giáo dục quốc dân.

Lợi nhuận khổng lồ từ con số 20%

Loạt bài của Báo Lao Động về tình trạng các trường học liên kết với trung tâm, đơn vị tư nhân bên ngoài để dạy thêm nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ phía bạn đọc.

Rất nhiều phụ huynh, thậm chí giáo viên, bày tỏ bức xúc khi tình trạng này diễn ra tại nhiều trường, nhiều tỉnh thành và trong nhiều năm.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần thẳng tay loại bỏ việc dạy thêm trong trường dưới mọi hình thức. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn.

Thầy Thái Hạo, người từng có nhiều năm làm trong ngành giáo dục, hiện là một chuyên gia với nhiều bài viết về lĩnh vực giáo dục cho rằng, tình trạng các lớp học thêm gắn mác “tự nguyện” ngày càng diễn ra phổ biến. Các “món hời” sẽ là lí do chính để các trường học mở cửa cho các đơn vị khi muốn liên kết, dạy thêm trong trường.

Báo Lao Động đã phản ánh rất sát sao tình hình thực tế. Tôi đọc và cũng thấy được mức hoa hồng 20% khi đưa các chương trình liên kết vào dạy tăng cường trong nhà trường, đây cũng là mức phổ biến được các công ty tư nhân trả cho các trường học. Tuy nhiên, tôi được biết con số này ở một vài trường khác có thể lên đến 30-40%.

Có những trung tâm khi họ tới trường dạy không phải bỏ ra bất cứ nguồn vốn nào. Thậm chí, họ còn sử dụng cả giáo viên của nhà trường. Việc họ cần làm chỉ là gửi lại trường số phần trăm hoa hồng nhất định”, thầy Hạo nhận định.

Cần thẳng tay loại bỏ việc dạy thêm

Trao đổi với Báo Lao Động về việc nhà trường liên kết với các trung tâm bên ngoài để dạy thêm, thầy Hạo cho rằng, có 2 vấn đề cần nhìn nhận.

Thứ nhất, chúng ta có một chương trình giáo dục huy động trí tuệ của nhiều nhà khoa học, đội ngũ tri thức. Chương trình chính khoá đã bao gồm đầy đủ các môn học cơ bản. Vậy tại sao lại cần việc dạy thêm của các chương trình liên kết với bên ngoài?

Tôi luôn thắc mắc, nếu để các trung tâm bên ngoài liên tục vào dạy thay cho nhà trường thì có lẽ, các trung tâm này sẽ dần “soán ngôi” chương trình giáo dục quốc dân. Vị thế của các nhà trường cũng dần bị đánh mất.

Điều thứ hai khiến tôi không ủng hộ việc học sinh học các chương trình liên kết nằm ở chỗ, không có một thước đo cụ thể nào để đánh giá được chất lượng dạy học, hiệu quả đầu ra mà các học sinh thu nhận được. Rất khó để xác định các trung tâm này đã dạy học thế nào, lộ trình học tập ra sao”, thầy Hạo thẳng thắn nói.

Giáo viên này cho rằng, việc đưa các trung tâm vào để giảng dạy trong nhà trường thực sự không đem lại hiệu quả.

Các trường tạo điều kiện cho trung tâm về dạy thêm giống như việc biến ngôi nhà của mình thành nhà người khác. Đây là việc tạo cơ hội cho các trung tâm cắt xén các giờ học, lợi dụng cơ sở vật chất, giáo viên trong chính nhà trường để làm dày hầu bao. Chưa kể đến việc bóp méo các chương trình giáo dục quốc dân, chính học sinh sẽ là người phải chịu nhiều thiệt thòi về điều đó”, thầy Hạo nói.

Là người gắn bó và luôn tâm huyết với ngành Giáo dục, thầy Hạo luôn trăn trở khi tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra tại khắp các trường học, tỉnh thành. Tình trạng này khiến phụ huynh cảm thấy gánh nặng mỗi đầu năm học mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đóng vai trò rất quan trọng để loại bỏ các hình thức của việc dạy thêm. Cần rà soát, kiểm tra đánh giá xem các chương trình liên kết này từ đâu mà có, hiệu quả đạt được thế nào. Đồng thời, yêu cầu nhà trường hoàn thành chương trình theo đúng mục tiêu từng môn, từng cấp học”, thầy Thái Hạo bày tỏ mong muốn.

Đồng tình với thầy Thái Hạo về việc các trường mở các lớp học thêm, bồi dưỡng sẽ khiến cho nhiều gia đình thêm gánh nặng, anh Nguyễn Văn Lợi, phụ huynh tại quận Bắc Từ Liêm, (Hà Nội) tâm sự: “Hầu như các trường hiện nay đều lồng ghép chương trình dạy thêm, liên kết vào các buổi học chính. Thầy cô luôn đưa ra lí do dạy tăng cường, bổ trợ cho học sinh nhưng đa phần phụ huynh sẽ phản đối vì họ cho rằng không cần thiết. Nhiều gia đình họ không có điều kiện để học nhưng sợ con bị cô lập nên phải nhắm mắt làm theo”.

Phụ huynh này cũng bày tỏ mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quán triệt để tình trạng này không diễn ra, gây khó cho phụ huynh, học sinh mỗi dịp đầu năm học.

Trà My

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More