Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử được phân loại thành 2 mức độ gồm:
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 là tài khoản định danh điện tử được cấp cho công dân Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể như sau:
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau: Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Ảnh chân dung.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài sẽ chứa các thông tin sau: Số định danh của người nước ngoài; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Ảnh chân dung.
Tài khoản định danh điện tử mức 2 là tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Đồng thời, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu…
Tài khoản định danh điện tử mức 2 là mức độ cao nhất của tài khoản định danh cá nhân.
Bên cạnh đó, Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về các đối tượng sau đây sẽ được cấp tài khoản định điện tử:
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Vậy thời hạn lưu trữ thông tin về tài khoản định danh điện tử là bao lâu?
Đó là thắc mắc của anh Việt, ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng như một số công dân khác.
Sự việc là, anh Việt vô tình đánh mất điện thoại thông minh, bên trong chứa tài khoản định danh điện tử. Ngoài tìm hiểu các cách để đăng nhập lại ứng dụng VNeID để sử dụng tài khoản định danh điện tử, anh Việt cũng không biết thông tin lưu trữ có bị mất đi hay không.
Về vấn đề của anh Việt, một cán bộ Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, theo Điều 21 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như sau:
Thông tin về tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Thông tin lịch sử về việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 5 năm kể từ thời điểm sử dụng tài khoản.
Như vậy, thời hạn lưu trữ thông tin về tài khoản định danh điện tử là vĩnh viễn.
Quang Việt
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More