Các hộ gia đình người có công với cách mạng đảm bảo có nhà ở diện tích sử dụng tối thiểu 30m2

UBND thành phố vừa có Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 32/2018/NQ-HĐND ngày 10/12/2018 của HĐND thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo đó, UBND thành phố phấn đấu 100% hộ gia đình người có công với cách mạng đủ điều kiện được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ đều được thực hiện việc xây mới, sửa chữa nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích nhà ở và tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng) sau khi áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ này của thành phố, góp phần thực hiện chủ trương đi trước một bước trong công tác chăm lo đời sống người có công.

Cơ chế hỗ trợ được thực hiện hàng năm, bắt đầu từ năm 2019. Sau khi được hỗ trợ xây mới, sửa chữa, các hộ gia đình đảm bảo có nhà ở có diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (riêng hộ độc thân không thấp hơn 24m2) và đảm bảo tiêu chí “3 cứng “.

Quy trình thực hiện sẽ có 4 bước. Theo đó, hàng năm, căn cứ khả năng bố trí ngân sách của thành phố phân bổ cho các địa phương, rà soát, tổng hợp, thẩm định, quyết định phê duyệt danh sách hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ, trên cơ sở đó xác định kinh phí, khối lượng xi măng và gạch thực tế cần hỗ trợ cả nằm trên địa bàn thành phố. Từ đó, tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung xi măng, gạch phục vụ nhu cầu hỗ trợ trên địa bàn thành phố với điều kiện nhà thầu giao sản phẩm tại gia đình được hỗ trợ. Sau đó, tổ chức giao nhận vật tư hỗ trợ cho gia đình theo đề nghị của chính quyền địa phương. Cuối cùng, đối chiếu thanh quyết toán theo thực tế sử dụng vào công trình.

UBND thành phố yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo cấp xã để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết; thực hiện khảo sát; chịu trách nhiệm cam kết về số hộ gia đình người có công với cách mạng có nhu cầu hỗ trợ để phối hợp chuẩn bị vật liệu bàn giao cho các hộ gia đình; chịu trách nhiệm giám sát đối tượng thụ hưởng hỗ trợ, nghiêm cấm bán vật liệu ra ngoài thị trường hoặc bên thứ ba.

UBND các quận, huyện cũng được yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện; chịu trách nhiệm tính chính xác kết quả thẩm định đối tượng, điều kiện nhà ở, tình trạng hư hỏng về nhà ở đối với hộ gia đình người có công với cách mạng. Hướng dẫn, giám sát các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Đề án; tăng cường công tác xã hội hóa hỗ trợ thêm đối với hộ gia đình người có công, thân nhân liệt sĩ đặc biệt khó khăn có nhu cầu xây mới, sửa chữa nhà ở sau khi có hỗ trợ của thành phố nhưng vẫn khó có khả năng hoàn thành việc cải thiện điều kiện nhà ở theo quy định.

Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo thành phố trong điều hành, hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện Nghị quyết.

Nguồn. haiphong.gov.vn

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More