Ngày 4-3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng chủ trì cuộc họp về công tác phòng, khống chế dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố. Cùng dự họp có Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đình Chuyến; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Thành Đoàn Hải Phòng; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tả lợn châu Phi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến vào sáng 4-3, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng yêu cầu, các quận, huyện huy động cả hệ thống chính trị tham gia ngay công tác phòng, chống dịch tại địa phương; Chủ tịch UBND các quận, huyện không đi công tác ngoài thành phố, trường hợp đột xuất, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố; thực hiện công tác giám sát chặt chẽ dịch tại địa phương; khi phát hiện lợn có biểu hiện nghi mắc bệnh, thực hiện ngay lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan thú y và tổ chức tiêu hủy đàn lợn mắc bệnh trong thời gian 12 giờ kể từ khi có kết luận mắc bệnh; thực hiện khử trùng tiêu độc bằng vôi bột, hóa chất trên địa bàn, nhất là tại các ổ dịch, các khu vực có nguy cơ cao; xử lý triệt để các ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y (hố chôn hủy, khử trùng tiêu độc).
Bên cạnh đó, các quận, huyện thực hiện thống kê, quản lý chặt chẽ đàn lợn trên địa bàn trước và sau thời điểm phát sinh dịch bệnh (hộ, gia trại, trang trại, doanh nghiệp tại thôn, xã, quận, huyện); thiết lập hồ sơ quản lý nguồn gốc đàn lợn nái sinh sản, lợn đực giống; cập nhật báo cáo hằng ngày về UBND thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành ra, vào các địa phương, thực hiện đầy đủ quy trình kiểm soát dịch bệnh theo quy định.
Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 27-2-2019 của UBND thành phố về việc thành lập 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời để phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi tại các đầu mối giao thông; chỉ đạo, hướng dẫn các huyện có dịch thực hiện công bố dịch trên địa bàn theo quy định; kịp thời tham mưu, đề xuất UBND thành phố công bố dịch trên địa bàn thành phố theo quy định.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương cử cán bộ theo đúng thành phần, số lượng tham gia các chốt kiểm dịch theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Quyết định số 427/QĐ-UBND ngày 27-2-2019. Các chốt kiểm tra dịch thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ việc vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn tại các tuyến đường giao thông ra, vào thành phố; cập nhật, báo cáo kết quả hằng ngày về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thành và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, UBND các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền kịp thời, chính xác tới người dân về sự nguy hiểm, tác hại của bệnh dịch tả lợn châu Phi đối với sản xuất chăn nuôi, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc-xin phòng bệnh; thực hiện 5 không: “Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn khi chưa qua xử lý nhiệt”; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch bệnh theo quy định; chủ động khai báo chính quyền địa phương ngay khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường không rõ nguyên nhân.
Báo Hải Phòng
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More