Theo báo cáo của huyện Cát Hải, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện trung bình 90 tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đảo Cát Hải được thu gom, vận chuyển về xử lý tại bãi rác Đình Vũ. Rác thải phát sinh tại các xã khu vực đảo Cát Bà được thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác Áng Chà Chà (tại xã Trân Châu), bãi rác được xây dựng theo phương pháp xử lý bán hiếu khí Fukuoka-Nhật Bản… Chất thải rắn phát sinh tại xã Việt Hải được thu gom, vận chuyển và xử lý bằng hình thức chôn lấp tại bãi rác của xã.
Triển khai phong trào hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và nilông, một số hộ tiểu thương tại chợ Cát Bà đã thay thế hoàn toàn túi ni lông khó phân hủy trong kinh doanh; chị em phụ nữ đã có ý thức và thực hiện việc thay thế dần các sản phẩm nhựa khó phân hủy, dùng một lần, không thân thiện với môi trường trong sinh hoạt tại gia đình… 100% tàu lưu trú du lịch ngủ đêm thực hiện việc không sử dụng túi nilông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; 100% cơ sở kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn huyện tham gia phong trào “Cơ sở du lịch cam kết giảm thiểu sử dụng và phòng, chống rác thải nhựa”. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách du lịch, các công ty lữ hành, điểm tham quan du lịch và khách du lịch đã dần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân hủy, hướng tới sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông trên địa bàn huyện, các địa phương, các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia và xây dựng các mô hình hay, sáng tạo và bước đầu đã có những hiệu quả nhất định, điển hình như: Mô hình “Trường học không sử dụng túi ni lông khó phân hủy, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần” do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phát động; mô hình “Biến rác thành tiền” do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phát động; mô hình “Xã đảo không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần” tại xã Việt Hải do Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Việt Hải phát động; mô hình “Chợ Cát Bà nói không với túi ni lông khó phân hủy” do Ban Quản lý chợ Cát Bà phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện triển khai; mô hình “Ngôi nhà xanh hạn chế rác thải nhựa” do Ban Thường vụ Huyện đoàn-Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Cát Hải thực hiện…
Sau khi giám sát thực tế một số mô hình phân loại rác tại nguồn ở xã Xuân Đám, bãi rác Áng Chà Chà, trạm xử lý nước rác thuộc Dự án đầu tư khu xử lý chất thải rắn Áng Chà Chà (xã Trân Châu), thành viên Đoàn giám sát phát biểu ý kiến, đồng chí Phạm Thị Thúy Hải, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố, Trưởng đoàn Giám sát ghi nhận huyện Cát Hải đã chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị triển khai nhiều mô hình hay, hiệu quả nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường huyện đảo.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn huyện đạt thấp. Đoàn giám sát đề nghị huyện tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông, tuyên truyền, để người dân hiểu rõ lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn. Phấn đấu đến cuối năm 2023, ít nhất 60% số xã, thị trấn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, bảo đảm đến hết năm 2024, 100% số hộ gia đình trên địa bàn huyện thực hiện. Về các kiến nghị, đề xuất của huyện, đoàn giám sát tổng hợp, báo cáo trình thành phố và các cấp, ngành xem xét.
Hồng Nhung
Theo Cục Cảnh sát giao thông, sẽ sớm có quy định hướng dẫn chi trả…
Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng…
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố…
Chiều 3/1, theo thông tin của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thành…
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…
Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More