Thực tế, trong thời gian qua, tình hình gian lận thương mại phát triển theo chiều hướng rất tinh vi và phức tạp. Các đối tượng tìm cách hợp thức hóa các sai phạm từ xoay vòng hóa đơn, cắt mác… Bên cạnh đó, vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng diễn biến phức tạp mà nổi cộm nhất vẫn là các nhóm mặt hàng thực phẩm; vật tư nông nghiệp; dược phẩm; hoá mỹ phẩm; đồ gia dụng.
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết, từ đầu năm đến nay, Tổng cục QLTT đã tấn công được vào những điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được tại 2 trung tâm thương mại bán hàng giả ở Móng Cái (Quảng Ninh); các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại Hà Nội (chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm) và tại TP Hồ Chí Minh (chợ Bến Thành); kiểm tra xử lý các kho, cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Hưng Yên, Hải Phòng, Nha Trang (Khánh Hòa). Đặc biệt, vừa qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra, tạm giữ gần 300 tấn đường cát có dấu hiệu nhập lậu tại Bình Dương.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuy nhiên những kết quả đó còn nhỏ so với yêu cầu của thị trường mà nguyên nhân chủ yếu đến từ khó khăn nội tại của công tác chống hàng giả. Công tác này đòi hỏi cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó, lực lượng QLTT chưa xây dựng được hệ thống cơ sở báo tin dày dặn và chuyên nghiệp.
Đáng nói, tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng và nhận thức chưa đầy đủ của DN trong nước cũng là trở ngại cho hoạt động của lực lượng QLTT. “Nhiều DN rất chủ động phối hợp với lực lượng QLTT, đặc biệt là DN nước ngoài, khi phát hiện hàng hóa bị làm giả thì sẽ ngay lập tức báo lại cho các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xử lý. Trong khi đó, DN trong nước lại có tâm lý e ngại đề cập đến vấn đề này” – ông Trần Hữu Linh dẫn chứng.
Liên quan đến vụ việc gian lận xuất xứ, nửa năm nay trở lại đây, QLTT đã xử phạt rất nhiều vụ vi phạm. Gần đây nhất, Cục QLTT Hà Nội đã thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm không có hóa đơn chứng từ đang trong quá trình thay đổi tem nhãn thành “Made in Việt Nam”. Trong đó, có 16 bao quần áo gắn nhãn thương hiệu NEM. Đặc biệt, ngày 11/11, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT Hà Nội) đã kiểm tra 5 cửa hàng trên địa bàn Hà Nội. Kết quả sơ bộ thu giữ hơn 9.000 sản phẩm mang thương hiệu SEVEN.am không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh nhấn mạnh, do nhu cầu của thị trường thường tăng cao vào dịp cuối năm, Tổng cục QLTT sẽ tiếp tục triển khai đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát thị trường, nhất là các mặt phục vụ Tết. Cùng với đó, trên các tuyến quốc lộ và tuyến biên giới, Tổng cục QLTT sẽ chỉ đạo các Cục QLTT phối hợp với các lực lượng chức năng chốt chặt, kiên quyết chặn đứng hành vi gian lận thương mại liên quan đến thương mại, hàng giả, hàng nhái.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More