Bóng đá Việt không cần… pháo sáng

Sự cố pháo sáng tối 11/9 tại sân Hàng Đẫy, không phải là sự cố pháo sáng lần đầu của bóng đá Việt Nam. Hậu quả của vụ việc khiến một CĐV nữ bị thương nặng, một chiến sĩ cơ động bị gãy tay, một lần nữa đặt ra câu hỏi về sự tồn tại và ảnh hưởng của hình thức cổ vũ thiếu văn hóa này tới bóng đá Việt Nam.

Pháo sáng trên sân Hàng Đẫy

Sân Hàng Đẫy đã từng chứng kiến những cảnh “cơn mưa pháo sáng” khi phải tiếp Hải Phòng ở vòng 6 V-League 2019. Pháo sáng đã đỏ rực một góc phố. Và trận đấu càng trôi về cuối, khói pháo càng nghi ngút. Sau sự việc, án phạt cho các đội cũng đã được đóng định. Nhưng CĐV vẫn không chừa pháo sáng. Tối 11/9, nhìn quả pháo hỏa tiễn bay từ góc khán đài B sang khán đài A và đi với tốc độ chẳng khác gì một viên đạn trong trận đấu giữa CLB Hà Nội và Nam Định khiến nhiều người rùng mình với độ nguy hiểm và cả sự… độc ác trong đấy. Sẽ không thể lường được hậu quả, thậm chí có thể gây án mạng nếu như quả pháo hỏa tiễn mà những kẻ nhân danh CĐV bóng đá chân chính bắn sang và đi vào vùng đầu, mặt… Vì pháo sáng có chứa hóa chất, có thể cháy lên đến 1.600oC và vì thế làm chảy thép.

Thông tin sau trận đấu, truyền thông thế giới cũng phải “sốc” vì hình ảnh phản cảm của CĐV đội Nam Định. Người ta nói, việc Nam Định thất bại 1 – 6 trước Hà Nội FC không có gì đáng nói. Điều đáng nói nhất là sau trận đấu này, CĐV Nam Định đã xóa tan những nỗ lực về một nền tảng bóng đá chân chính được họ xây dựng suốt 2 mùa giải qua, xóa tan cả câu chuyện cảm động về việc họ chung tay san sẻ dành cho một nữ CĐV đội nhà gặp tai nạn giao thông thiệt mạng mới đây.

Trên thế giới, pháo sáng từng là biểu tượng của thời kỳ bóng đá cuồng nhiệt. Song thời gian đã chứng minh pháo sáng là một trong những nguyên nhân khiến nền bóng đá ở nhiều nơi đi từ hấp dẫn đến suy yếu. Và rất nhiều các nền bóng đá của các quốc gia trên thế giới đã nói không với pháo sáng như Italia, Pháp, Hà Lan… Liên đoàn bóng đá các quốc gia này thường đưa ra các án phạt rất nặng (từ phạt tiền đến cấm thi đấu thời gian dài) cho CĐV và đội tuyển có CĐV dùng pháo sáng để cổ vũ. Còn ở Việt Nam, các mức phạt như chỉ “gãi ngứa” nên chưa đủ sức răn đe.

V – League đang dần thu hút khán giả đến sân sau hơn một năm đại thành công của bóng đá Việt Nam ở cấp độ đội tuyển cấp quốc gia và U23. Trải qua 22 vòng đấu, có thể thấy sự cố của trận đấu tối 11/9 là hình ảnh xấu xí nhất của mùa giải năm nay. Pháo sáng có thể là hình ảnh biểu tượng cho quá khứ nào đó, nhưng khi nó dần trở thành vũ khí gây nguy hiểm tới tính mạng của con người thì cần phải triệt để loại bỏ. Bóng đá Việt Nam đang hướng tới tương lai tươi sáng với những thế hệ cầu thủ tài năng cùng những CLB có khả năng cạnh tranh tầm cỡ châu lục. Tương lai ấy không cần có pháo sáng.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More