Y tế

Bộ Y tế nói về test thử nhanh phát hiện người nhiễm COVID-19

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn. Điều đó có nghĩa là test thử nhanh có tỷ lệ trên 20% là vừa nhầm, vừa sót.

Hiện nay, Hà Nội đang tiến loại test thử nhanh để xét nghiệm, phát hiện người nhiễm COVID-19.

Xung quanh vấn đề xét nghiệm này vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc về kết quả do test nhanh mang lại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. (Ảnh: Minh Quyết – TTXVN).

Chiều 1/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã có những giải thích cụ thể về các phương pháp xét nghiệm.

Theo ông Sơn, có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm COVID-19.

Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).

Trong phương pháp thứ hai, có loại test thử nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).

Theo Thứ trưởng Sơn, test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65-80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60-70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác). Điều đó có nghĩa là test thử nhanh có tỷ lệ trên 20% là vừa nhầm, vừa sót.

Xét nghiệm có thể nhầm (xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng thực chất dương với loại virus, vi khuẩn khác) và cũng bỏ sót người đã bị nhiễm nhưng chưa phát bệnh hoặc mới phát bệnh (ít hơn 3 ngày)”, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.

Vì vậy, loại xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.

Đối với Việt Nam, vị đại diện Bộ Y tế cho hay hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác.

Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh.

Thành phố Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan, từ đó có phương án ứng phó phù hợp./.

Thuỳ Giang (Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More