Y tế

Bộ Y tế chỉ rõ 8 bước cần làm khi phát hiện người nghi mắc COVID-19 tại khu dịch vụ

Khi phát hiện người nghi mắc COVID-19 tại khu dịch vụ, đơn vị quản lý cần đưa người nghi ngờ mắc đó đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí; Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế, hoặc cơ quan y tế theo qui định…

Tại Quyết định 5619/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, nhà hàng“, Bộ Y tế hướng dẫn xử trí khi phát hiện người có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở (gọi là người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19) tại khu dịch vụ, cần thực hiện theo các bước sau:

Khi phát hiện người nghi mắc COVID-19 cần lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại khu dịch vụ khi cơ quan y tế yêu cầu… Ảnh minh họa.

– Thông báo cho cán bộ quản lý khu dịch vụ và cán bộ y tế phụ trách địa bàn.

– Cán bộ quản lý/cán bộ y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đeo đúng cách.

– Người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 01 mét với những người khác.

– Đơn vị quản lý khu dịch vụ đưa người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí tại khu dịch vụ.

Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời: Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu vực các gian hàng (nếu có thể).

Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.

– Gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám và điều trị.

– Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đến cơ sở y tế.

– Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại khu dịch vụ khi cơ quan y tế yêu cầu.

– Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn khi cơ quan y tế yêu cầu. Theo đó, đối với nền nhà, tường, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu vui chơi của trẻ em, nhà hàng ăn uống, quầy kinh doanh thức ăn ngay, khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 02 lần/01 ca làm việc hoặc 01 ngày.

Đối với nhà hàng tiến hành khử khuẩn mặt bàn ăn, ghế ngồi ngay sau khi mỗi lượt khách rời đi.

Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy, giỏ hàng, xe đẩy hàng: khử khuẩn ít nhất 04 lần/ngày.

Tăng cường thông khí tại các phòng và các khu vực của khu dịch vụ bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa (nếu có thể).

Thái Bình

Tin khác

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More