Y tế

Bộ trưởng Y tế: Dịch COVID-19 sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rộng

Sáng 16.7, Bộ Y tế, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổ chức Hội nghị Giao ban trực tuyến với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tại 128 điểm cầu.

Biến chủng Delta lây lan rất nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Thời gian gần đây tại các địa phương đặc biệt TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền đông, miền Tây đang đối mặt với một đợt dịch bùng phát hết sức phức tạp. Có thể có nhiều những trường hợp mắc gia tăng trong những ngày tới, từ đó có nhiều trường hợp có khả năng tử vong.

Đợt dịch này kéo dài này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước. Trước đây khảng 1-1,5 tháng kết thúc nhưng đợt dịch này tiên liệu sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sự phát triển kinh tế-xã hội“, Bộ trưởng nói.

Thời gian qua, Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt, thành lập 7 bộ phận thường trực và một Bộ phận thường trực chính tại TP.Hồ Chí Minh, cùng với địa phương chỉ đạo sát sao với công tác phòng, chống dịch tại địa phương, liên tục rà soát hướng dẫn về mặt chuyên môn, những vấn đề về kỹ thuật, chỉ đạo các địa phương các phương án có thể đối phó dịch bệnh lan rộng.

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, do biến chủng Delta lây lan rất nhanh. Theo thống kê, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với chủng cũ.

Do tốc độ bám dính với tế bào, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn dẫn tới phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường chung quanh trong thời gian rất ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày, không còn 5 ngày như trước đây. Vì vậy, những biện pháp đang triển khai quyết liệt cố gắng nhưng thực tế những chưa được như mong muốn, cần phải mạnh mẽ hơn nữa“, ông Long nói.

Tình hình dịch tiếp tục gia tăng, kéo dài, diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam.

Bộ trưởng chủ trì hội nghị với các tỉnh thành về chống dịch COVID-19. Ảnh: Hương Giang.

Các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 chưa nghiêm, chưa quyết liệt

Theo Bộ trưởng Y tế, với các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, cơ bản đã thực hiện triển khai nhưng việc thực hiện chỉ chị 16 chưa triển khai đầy đủ, chưa nghiêm túc, chưa quyết liệt, còn chần chừ. Có địa phương thực hiện chỉ thị 16 nhưng đi lại vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng vẫn mở cửa.

Đối với khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, có địa phương chưa tập trung trong việc này, kiểm tra giám sát chặt chẽ, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng.

Đặc biệt, tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch kéo dài phức tạp vẫn còn lần chần. Có một số nơi mặc dù Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra quan điểm 4 tại chỗ nhưng vẫn trông chờ, ỉ lại, ngại mua sắm, ngại thực hiện biện pháp trong bối cảnh cấp bách có vật tư, trang thiết bị… Đó là điều rất nguy hiểm“, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Thay đổi trong chiến lược xét nghiệm và điều trị

Một số thay đổi cơ bản, về thời gian cách ly đã giảm được thời gian cách ly, chấp nhận rủi ro ở mức độ thấp bảo đảm không căng thẳng với cơ sở cách ly. Bộ Y tế đã trao đổi với cơ quan chuyên môn để đưa ra quyết định này. Bộ Y tế cũng thí điểm cách ly F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tê bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

Một thay đổi trong xét nghiệm. Trước đây chủ yếu dùng PCR là chính nhưng giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, giảm thời gian, tối ưu hóa việc xét nghiệm, trả kết quả thật nhanh để đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Virus phát tán mạnh nên có 1 trường hợp nhiễm là mọi người xung quanh bị nhiễm.

Điều rất quan trọng chúng tôi đã yêu cầu đối với các địa phương phải chuẩn bị năng lực các phòng xét nghiệm, kiểm tra lại các phòng xét nghiệm. Quan điểm là 4 tại chỗ, nhưng Bộ Y tế đã thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, sẽ cấp thêm một số máy móc, sinh phẩm để làm sao đảm bảo được trong thời gian trước mắt, nhưng chúng tôi đề nghị các địa phương không chờ đợi, trông chờ vào nguồn hỗ trợ, chúng ta phải phát huy tinh thần 4 tại chỗ.

128 điểm cầu trên toàn quốc tham dự họp về dịch COVID-19. Ảnh: Hương Giang.

Vấn đề điều trị, Bộ trưởng Y tế cho biết hiện nay chúng ta thay đổi chiến lược trong điều trị, là tiệm cận các khu điều trị khác nhau, các tầng điều trị.

Thứ nhất ở mức độ không có triệu chứng, chỉ làm các cơ sở đơn giản, có người và trang thiết bị đơn giản, không đòi hỏi phải cao siêu. Chúng tôi gọi là cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 ban đầu.

Tầng 2 là bệnh nhân có triệu chứng, đưa vào các cơ sở y tế

Tầng 3 là phải chuẩn bị các phòng cấp cứu tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hoặc các bệnh viện dã chiến. Chúng tôi khuyến cáo các đồng chí thiết lập ICU ở các bệnh viện dã chiến, để đảm bảo năng lực, tránh đổ dồn bệnh nhân vào một chỗ gây nguy cơ lây nhiễm chéo đối với người bệnh khác. Các cơ quan chuyên môn sẽ hướng dẫn kĩ.

Về vaccine, đến nay, theo Bộ trưởng, chúng ta đã đàm phán thành công với Pfizer thêm 20 triệu liều nữa, như vậy tổng vaccine Việt Nam có được là 170 triệu liều vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm vaccine toàn cầu, thì từ nay đến tháng 8-9 thì còn thiếu, vì vậy chúng tôi ưu tiên cho các vùng có nguy cơ, đặc biệt là vùng có dịch, những nơi đầu tàu về phát triển kinh tế xã hội, còn các khu vực khác cũng có ưu tiên, nhưng chỉ ở mức độ đảm bảo được.

Thùy Linh

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More