Bộ trưởng Trần Tuấn Anh báo cáo Quốc hội về 12 đại dự án thua lỗ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa có báo cáo gửi Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực công thương. Theo đó, 12 đại dự án thua lỗ, chậm tiến độ của Bộ Công Thương được bàn giao lại cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2016, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 33/2016/QH14 về chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề trong lĩnh vực công thương.

Theo nội dung Nghị quyết số 33, vấn đề lớn đầu tiên được đưa ra liên quan đến 12 đại dự án thua lỗ, chậm tiến độ thuộc ngành công thương đang được dư luận hết sức quan tâm trong thời gian vừa qua.

“Rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.” Khoản 1, điều 2 Nghị quyết số 33 /2016/QH14.

Đối với dự án Polyester Đình Vũ, PVTEX đã không tổ chức thẩm định, tính toán kỹ khiến dự án bị đội vốn lên hơn 363 triệu USD.

Sau đó, tại các Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trình các vị Đại biểu Quốc hội các Báo cáo số 499/BC-CP ngày 27 tháng 10 năm 2017 và Báo cáo số 223/BC-CP ngày 05 tháng 6 năm 2018; tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

Theo đó, Chính phủ đã có báo cáo gửi các vị Đại biểu Quốc hội tại Báo cáo số 510/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2018 và Báo cáo số 188/BC-CP ngày 09/5/2019 về kết quả rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại; phương án xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương và những kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo xử lý và chuyển biến tại các dự án, doanh nghiệp.

“Theo chỉ đạo của Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo, thực hiện Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp, ngày 9 tháng 7 năm 2019, Bộ Công Thương đã bàn giao vai trò Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo và Thường trực Tổ Giúp việc của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án, doanh nghiệp nêu trên về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Báo cáo của Bộ Công Thương cho hay.

Như vậy, sau khi Bộ Công thương tiến hành bàn giao quyền đại diện sở hữu nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tạo điều kiện để “siêu ủy ban” thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các đơn vị được bàn giao.

Ngoài ra, theo quy định thì việc bàn giao vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo của Chính phủ nhằm xử lý triệt để, dứt khoát 12 dự án yếu kém thuộc ngành công thương.

Được biết, trong số 6 nhà máy trước đây sản xuất, kinh doanh thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy bước đầu có lãi, gồm Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng và Nhà máy Thép Việt – Trung.

Các dự án thua lỗ, chậm tiến độ được Bộ Công Thương bàn giao lại cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4 dự án còn lại tiếp tục khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất. Trong quý I/2019, Nhà máy Đạm Hà Bắc giảm lỗ 30,25 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai giảm lỗ 5,47 tỷ đồng; Nhà máy Đạm Ninh Bình giảm lỗ 87,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, theo thông tin từ Bộ Công an, các dự án Polyester Đình Vũ, Nhà máy sinh học Ethanol Phú Thọ, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên đã bị đã khởi tố vụ án, bị can về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá các kết luận thanh tra để xử lý ở hàng loạt dự án như: Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Quảng Ngãi, Nhà máy đạm Ninh Binh, Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, bột giấy Phương Nam, Nhà máy sản xuất phân DAP số 2 Lào Cai.

Nguồn. Dân Việt

Nguồn tin: Dân Việt

Tin khác

Đề xuất mẫu “Sổ hồng” mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy…

03/05/2024

Vaccine AstraZeneca COVID-19 có nguy cơ gây đông máu: Bộ Y tế nói người dân không nên lo lắng

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng…

03/05/2024

Giám sát thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp tại KCN VSIP Hải Phòng

Sáng 3/5, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND thành phố do đồng chí Phạm…

03/05/2024

Năm 2024, thành phố hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt

Sáng 3/5, Hội đồng nghĩa vụ thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết công…

03/05/2024

Hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp của LG

Sáng 25/4, tại Seoul Hàn Quốc, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Tập…

03/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More