Dịch bệnh tả lợn Châu Phi xuất hiện tại thành phố Hải Phòng ngày 22/2/2019 tại thôn 12, xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên. Tính đến 10 giờ sáng ngày 2/3/2019 đã xảy ra tại 38 hộ tại 12 thôn, 5 xã thuộc 2 huyện Huyện Thuỷ Nguyên, Huyện Tiên Lãng. Số lợn bắt buộc phải tiêu huỷ đến nay là 424 con.
Theo báo cáo, toàn huyện Thủy Nguyên có tổng đàn lợn 47.876 con; quy mô chăn nuôi: 10 trang trại, 156 gia trại và 3.073 nông hộ chăn nuôi lợn. Tổng số lợn phải tiêu huỷ 401 con, trọng lượng 18.936kg; đàn lợn còn lại trong các xã có dịch được giám sát chặt chẽ, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được thực hiện theo quy định phòng chống dịch hiện hành. Huyện Tiên Lãng có tổng đàn lợn 58.516 con; quy mô chăn nuôi: 18 trang trại, 201 gia trại và 5.664 nông hộ chăn nuôi lợn. Huyện Tiên Lãng đã phải tiêu huỷ 23 con, trọng lượng 593 kg. Đàn lợn còn lại trong vùng dịch, vùng bị uy hiếp dịch, vùng đệm được giám sát chặt chẽ, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được thực hiện theo quy định phòng chống dịch hiện hành.
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định Dịch tả lợn Châu Phi là dịch mới xuất hiện tại khu vực Châu Á cũng như Việt Nam, dịch không gây ảnh hưởng cho người cũng như vật nuôi khác nhưng lan truyền và gây chết trên đàn lợn rất nhanh. Xác định đây là dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo việc phòng chống và xử lý dịch bệnh ở các địa phương.
Qua kiểm tra việc xử lý tiêu hủy tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá thành phố Hải Phòng đã chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh, nắm rất sát địa bàn và triển khai tốt công tác phòng chống và xử lý dịch bệnh. Bộ trưởng đề nghị thành phố Hải Phòng cũng như các địa phương khác cần chủ động trong công tác chuẩn bị kế hoạch phòng trường hợp dịch bệnh phát sinh hoặc có diễn biến phức tạp tại từng địa phương; đề nghị các xã đang có dịch cần tuyên truyền tới các hộ dân nhỏ lẻ cũng như các chủ trang trại về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống, xử lý; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong xử lý, giám sát dịch bệnh. Bộ trưởng nhận định Hải Phòng là thành phố công nghiệp phát triển nhưng luôn là địa phương quan tâm tới phát triển nông nghiệp, các địa phương cần nêu gương Hải Phòng trong việc độc lập, chủ động, kịp thời trong công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng khẳng định thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục tích cực quan tâm đến diễn biến, tình hình Dịch tả lợn Châu Phi cũng như xử lý, giám sát dịch bệnh. Đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT quan tâm tới việc chỉ đạo các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra ngoài tỉnh tránh tình trạng làm dịch lây lan; đồng thời hỗ trợ tăng kinh phí phòng chống, kiểm dịch và xử lý dịch bệnh trong vùng có dịch, cũng như việc hỗ trợ các hộ dân kinh phí tiêu hủy để có khả năng tái sản xuất chăn nuôi.
Thành phố Hải Phòng đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố. UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo trong công tác giám sát dịch bệnh, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tới tận các cơ sở, hộ chăn nuôi. Đồng thời, Sở NN&PTNT thành phố, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý dịch kịp thời các ổ dịch, ngăn chặn lây lan gây tác hại cho sản xuất chăn nuôi. Thường trực 24/24 có cán bộ tiếp nhận, xử lý thông tin dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More