Sáng 11/11, Quốc hội tiếp tục triển khai phiên chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 3 là giáo dục-đào tạo. Điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Người trả lời chất vấn liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, gần 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống, trong đó GD&ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề; học sinh phải tạm dừng đến trường trong thời gian dài; sinh viên không ra trường đúng hạn. Việc dạy-học trực tuyến gây ra nhiều hệ lụy cho thầy-trò và phụ huynh.
Toàn ngành đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực, chủ động khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm để bảo đảm việc dạy-học không bị gián đoạn.
Dịch bệnh đang dần được kiểm soát, ngành Giáo dục sẽ bắt đầu với chặng đường mới, với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên. Việc khắc phục hậu quả không thể một sớm một chiều.
Những ảnh hưởng bởi đại dịch không thể cân đong, đo đếm được. Bộ trưởng bày tỏ, các ý kiến chất vất của đại biểu Quốc hội chắc chắn sẽ giúp ngành giáo dục rõ thêm những việc cần làm, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, và nhân dân giao phó.
ĐBQH Nàng Xô Vi, Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum chất vấn về việc soạn văn mẫu trong dạy môn ngữ văn, về vấn đề này Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc bồi đắp tình cảm, năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người. Trong khi đó, định hướng giáo dục của chúng ta là tăng yếu tố dạy người. Tương tự, ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt cũng rất quan trọng vì trước khi tăng cường năng lực ngoại ngữ, các thế hệ học sinh phải giỏi tiếng Việt. Trong các cuộc họp, chỉ đạo trước, bộ trưởng đã nêu cần phải ngăn chặn, chấm dứt dạy theo văn mẫu, đặc biệt việc giáo viên đọc cho học sinh chép, soạn văn mẫu rồi cho học sinh đọc thuộc.
Việc này rất tai hại, ảnh hưởng đến tính chủ động, sáng tạo, cảm xúc, tình cảm chân thành của học sinh. Do đó, sắp tới, ngành sẽ có hàng loạt biện pháp để điều chỉnh mang tính chuyên môn. Các công việc kiểm tra đánh giá, dạy học, biên soạn học liệu cũng sẽ được triển khai. Chấm dứt văn mẫu cũng là yếu tố chuyên môn để chấm dứt dạy thêm, học thêm.
Về dạy thêm trực tuyến, Bộ trưởng nêu rõ, việc dạy thêm học thêm trong trạng thái bình thường đã không được. Nhất là trong bối cảnh học sinh phải học trực tuyến đã rất căng thẳng, càng phải lên án. Bộ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
ĐBQH Nguyễn Thị Huế, Đoàn ĐBQH Bắc Kạn hỏi về vấn đề sách giáo khoa lớp 6 có sai sót, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, một vài bài trong sách ngữ văn lớp 6 thì Hội đồng chuyên môn trao đổi, đã tiến hành điều chỉnh, sửa chữa nội dung. Việc sửa chữa, điều chỉnh trước khi sách đến tay học sinh.
ĐBQH Hoàng Văn Liên, Đoàn ĐBQH tỉnh Long An hỏi về việc sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng cho biết, việc xác định cung-cầu là quan trọng, chất lượng cũng là khâu quan trọng. Việc xác định nhu cầu, dự báo đào tạo không chính xác dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường không có việc.
Về việc lớp 1 học trên đài truyền hình có đảm bảo chất lương không, Bộ trưởng cho biết học sinh lớp 1 và lớp 2 chủ yếu học trên truyền hình. Các trường có thật đầy đủ điều kiện mới dạy trực tuyến. Hơn 2 tháng vừa qua, Bộ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam đã triển khai các bài giảng, theo thống kê có hàng triệu học sinh vào học, xem. Trong tất cả các giải pháp, khó có giải pháp nào đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh dịch bệnh, đối với các cháu lớp 1, lớp 2 việc dạy trên truyền hình là tương đối tối ưu.
Lê Bảo – Hoàng Dương
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Viettel tri ân khách hàng sử dụng…
Sáng 9/1, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng…
Sáng 9-1, Đoàn Bộ Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng…
Đã có những thông tin tương đối cụ thể về hướng tuyến và vị trí…
UBND thành phố vừa có Quyết định 18/QĐ-UBND chuyển 310 thôn thành 310 tổ dân…
Chiều 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More