Bộ Thông tin và Truyền thông đã có cách xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn

Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện đã giải thích các vấn đề liên quan tới tình trạng lừa đảo qua tin nhắn bằng trạm BTS giả, đồng thời nêu ra phương pháp xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn trong cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) ngày 5.7.

Giải thích về nguyên nhân tại sao các trạm BTS giả có thể lừa người dùng, ông Trần Mạnh Tuấn cho biết, mạng di động chỉ yêu cầu mạng xác thực thuê bao của người dùng chứ không yêu cầu ngược lại. Đây là một lỗ hổng mà ngay cả các tổ chức quốc tế hiện vẫn chưa có giải pháp triệt để.

Bên cạnh đó, các thiết bị BTS giả được nhập lậu qua con đường tiểu ngạch, chúng thường rất nhỏ gọn nên các cơ quan chức năng rất khó có thể phát hiện trong quá trình thanh kiểm tra.

Các thiết bị BTS này cũng được các đối tượng lừa đảo đưa vào sử dụng trên các phương tiện di động như tàu, ô tô hay thậm chí là xe máy, khiến việc phát hiện càng trở nên khó khăn.

Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ TTTT đã phối hợp tích cực với các cơ quan chức năng có liên quan như phối hợp với Bộ Công thương nhằm tăng cường kiểm soát chặt chẽ, không cho phép bán các thiết bị BTS giả trên sàn thương mại điện tử.

Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện giải thích về vấn đề liên quan tình trạng lừa đảo qua tin nhắn. Ảnh: Khánh An.

Bộ TTTT cũng phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan hải quan để phát hiện tình trạng nhập lậu BTS. Bên cạnh đó, các tổ chức ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán cũng tham gia bằng cách xác thực thông tin, định danh khách hàng khi thực hiện các giao dịch.

Bộ TTTT cũng chỉ đạo các sở để kiểm tra, phát hiện những tổ chức, cá nhân để phát hiện các thiết bị BTS giả. Tuy nhiên, do các thiết bị này khá nhỏ gọn và hành vi của các đối tượng cũng rất tinh vi, công cuộc phát hiện này vẫn chưa cho thấy hiệu quả.

Đã có cách xác định đối tượng lừa đảo qua tin nhắn

Trong buổi họp báo, ông Trần Mạnh Tuấn cũng chia sẻ về cách thức khoanh vùng, tìm kiếm các đối tượng sử dụng trạm BTS giả vào mục đích lừa đảo.

Theo đó, khi trạm BTS giả hoạt động, nhà mạng sẽ khoanh vùng hoạt động của trạm BTS này. Sau đó, các chuyên gia kĩ thuật của Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ tham gia khoanh vùng và định vị vị trí chính xác mà BTS giả hoạt động, sau đó phối hợp với cơ quan công an để bắt tại chỗ các đối tượng lừa đảo.

Phương pháp này đã hoạt động hiệu quả trong thời gian qua khi giúp các cơ quan chức năng xác định và bắt giữ 24 vụ lừa đảo qua trạm BTS giả từ đầu năm 2022, bao gồm 9 vụ trong năm 2022 và 15 vụ trong năm 2023.

Anh Vũ, Khánh An

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More