Pháp luật

Bộ Thông tin Truyền thông cảnh báo 2 loại hình lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi thống kê cho biết, Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet.

Một nạn nhân bị lừa đảo tới trụ sở công an trình báo. Ảnh: Công an Hà Nội.

Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT…) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Thống kê các hình thức lừa đảo trực tuyến hiện nay. Nguồn: Bộ TTTT.

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn), năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).

Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo niềm tin, nhưng có thể phân làm 3 nhóm chính:

Giả mạo thương hiệu: Chiếm 72.6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính,…)

Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo,..): chiếm 11.4%

Các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay,..): chiếm 16%.

Mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Trong đó 3 nhóm lừa đảo chính là: Giả mạo thương hiệu; Chiếm đoạt tài sản; Các hình thức kết hợp khác…

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong năm 2022 đã ngăn chặn, xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật (hơn 1.460 trang lừa đảo trực tuyến) và bảo vệ hơn 4,7 triệu người dân (tương ứng 6,7% người dùng Internet Việt Nam) trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Cùng với đó là biện pháp phát triển trang thông tin, xử lý tin nhắn SMS rác, lừa đảo (tại địa chỉ chongthurac.vn)

Phát triển trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn/canhbao.ncsc.gov.vn) để người dân có thể phản ánh các vấn đề gặp phải về an toàn thông tin.

Cung cấp bộ công cụ nhận diện lừa đảo trực tuyến, kiến thức kỹ năng phòng chống lừa đảo (tại địa chỉ congcu.khonggianmang.vn).

Công bố danh sách đen các trang vi phạm, tài khoản ngân hàng lừa đảo thông qua Cổng thông tin của hệ sinh thái tín nhiệm mạng (tại địa chỉ tinnhiemmang.vn)

Kiểm tra, gán nhãn tín nhiệm cho hơn 3.252 website chính thống.

Triển khai các chiến dịch phòng chống mã độc, làm sạch không gian mạng định kỳ hàng năm trên toàn quốc.

Vương Trần

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách huyện Thuỷ Nguyên

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7), chiều 17/7, Chủ tịch Quốc…

17/07/2024

Hiệu quả mô hình đào tạo kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi trên địa bàn thành phố trong dịp hè

Nghỉ hè là khoảng thời gian lý tưởng để phụ huynh đăng ký cho con…

17/07/2024

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng

Chiều 17/7, Đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy…

17/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More