Tại cuộc họp, nhiều nội dung đã được đưa ra, trong đó vấn đề khí tượng thủy văn, thanh tra quản lý đất đai, môi trường năm 2019 đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo giới.
3 DN lớn có tên trong danh sách kiểm tra
Theo Bộ TN&MT, năm 2019 sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo Đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020” trên địa bàn 5 tỉnh, gồm: Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương.
Buổi họp báo thường kỳ quí I/2019 của Bộ TN&MT thu hút đông đảo báo giới.
Bên cạnh đó, sẽ tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung Đề án tại 14 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bà Rịa -Vũng Tàu, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Khánh Hòa và TP Hải Phòng. Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án FDI và các dự án khác sử dụng nhiều diện tích đất, mặt nước ven biển nhưng chậm triển khai, hoạt động kém hiệu quả trên địa bàn 2 tỉnh, gồm: Khánh Hòa và Bình Thuận.
Đồng thời, Bộ cũng sẽ kiểm tra việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, trọng tâm là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn 05 tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bạc Liêu, Kiên Giang và TP Hồ Chí Minh.
Đáng chú ý, năm 2019, 3 DN lớn cũng có tên trong danh sách kiểm tra. Đó là: Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn. Đại diện Bộ TN&MT cho biết, việc tiến hành kiểm tra việc quản lý sử dụng đất sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do các DN này sử dụng theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Về công tác bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT cho biết, trong quý I/2019 đã thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với các tổ chức hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thuộc mỏ Trại Sơn huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng; tổ chức đoàn công tác kiểm tra về việc xử lý, tiêu hủy lợn chết do dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Thái Bình nhằm hướng dẫn địa phương thực hiện các giải pháp bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động theo dõi các thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của chủ dự án và kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, Bộ TN&MT, cụ thể là Tổng cục Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở với số tiền 480 triệu đồng.
Nóng gay gắt hơn trung bình nhiều năm
Cũng tại buổi họp báo, Bộ TN&MT đã cung cấp thông tin về tình hình khí tượng thủy văn từ nay đến hết năm 2019. Theo đó, nhiệt độ trung bình từ tháng 4 – 8/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ khoảng 0,5 – 1,0 độ C.
Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình tại các khu vực phía Tây Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ. Các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 4 – 5 ở phía Tây Bắc Bộ, từ tháng 5 – 6 ở phía Đông Bắc Bộ, từ tháng 5 – 8 tại khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.
Mùa bão năm 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN. Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2019 có khả năng ít hơn so với TBNN. Cụ thể sẽ có khả năng xuất hiện khoảng 10 – 12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông và trong đó có khoảng 4 – 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ trong những tháng nửa cuối năm 2019. Đặc biệt, nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt là thời kỳ giao mùa từ nửa cuối tháng 3 đến tháng 5/2019 trên phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, từ tháng 5 – 8/2019, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ sẽ xuất hiện nhiều đợt lũ, đỉnh lũ các sông ở mức báo động (BĐ)1-BĐ2, các sông suối nhỏ trên BĐ3. Lũ quét và sạt lở đất có khả năng xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu mùa mưa lũ, nhiều đợt lũ quét và sạt lở đất tập trung tại vùng núi phía Tây Bắc.Nguồn nước khu vực Tây Bắc và Việt Bắc ở mức xấp xỉ TBNN; khu vực Đông Bắc phổ biến thiếu hụt từ 20 – 30%; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ hạ lưu sông Hồng thiếu hụt từ 10 – 30%. Từ tháng 6 – 8/2019, dòng chảy trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và khu vực Tây Nguyên có xu thế tăng dần; các sông khác ở Trung, Nam Trung Bộ giảm dần. Mùa khô năm 2019 ở các tỉnh ven biển Trung, Nam Trung Bộ khả năng kéo dài tới tháng 8/2019, nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng cửa sông tại các tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More