Bộ LĐTB&XH đề xuất hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19

Bộ LĐTB&XH đang xin ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ dự thảo về việc hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo Bộ LĐTB&XH, tình hình lao động, việc làm trong những tháng đầu năm 2021 đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chỉ riêng trong quý I/2021, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập. Dịch Covid-19 đã khiến 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các DN, hợp tác xã bị ảnh hưởng.

Nguy hiểm hơn, đợt dịch cuối tháng 4/2021 đã tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất kinh doanh, tấn công vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn lao động, có các DN trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế, thu ngân sách.

Nhiều siêu thị 0 đồng được mở ra giúp công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vững tin chống dịch Covid-19. Ảnh: Internet.

Tính đến nay, tại Bắc Giang buộc phải đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 DN với tổng số gần 150.000 lao động tạm ngừng việc; Bắc Ninh có 42.000 lao động phải ngừng việc; Hải Phòng có hơn 30.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực. Tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động kinh doanh thiết yếu, ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Tình hình dịch bệnh bùng phát rộng, ở nhiều khu công nghiệp và đô thị lớn, dự báo thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, dự báo trên 30 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, khoảng 4 triệu lao động làm việc tại các DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất bị tác động trực diện, lao động làm việc trong tất cả các ngành, lĩnh vực đều bị tác động mạnh”, Bộ LĐTB&XH xây dựng kịch bản dự báo.

Bộ LĐTB&XH đề xuất Chính phủ hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để vừa chống dịch vừa khôi phục sản xuất. Ảnh: Internet.

Xuất phát từ tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đồng thời bám sát chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” vừa khôi phục sản xuất vừa phòng chống dịch, Bộ LĐTB&XH đề xuất một số chính sách hỗ trợ DN và người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Đó là, Ngân sách nhà nước hỗ trợ trả lương ngừng việc, đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ phải ngừng việc do DN, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT bị tạm dừng hoạt động hoặc giảm hoạt động, để phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay ưu đãi đối với DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch Covid-19.

Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho NLĐ bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn: NLĐ đang thuê nhà, NLĐ đang thuê nhà có nuôi con dưới 6 tuổi bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương tại các DN, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT bị tạm ngừng hoạt động do yêu cầu của chính quyền để phòng dịch Covid-19.

Thực hiện chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm với lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ; hỗ trợ dòng tiền cho các DN, vừa để bảo đảm việc làm cho NLĐ.

Bọ LĐTB&XH đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết quy định:Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 4 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì NLĐ và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng”.

Bộ LĐTB&XH cũng đề xuất Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ một phần kinh phí và vận động nguồn đóng góp của các cơ quan, DN, địa phương để triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho NLĐ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn nhân lực sản xuất.

Bộ LĐTB&XH cũng cho biết, năm 2020 thông qua các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 42/NQ-CP và qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ đã triển khai hỗ trợ bằng tiền mặt cho trên 14,4 triệu đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 32.598 tỷ đồng, tính đến ngày 29/4/2021. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 41,82 tỷ đồng cho 245 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho 11.276 lao động. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.846 đơn vị/DN cho 192.503 lao động với tổng số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trên 786 tỷ đồng.

Thủy Trúc

Tin khác

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More