Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời về dạy học trực tuyến với học sinh lớp 1, lớp 2

Trước nhiều ý kiến trái chiều về việc dạy học trực tuyến, đặc biệt với học sinh lớp 1, lớp 2, ngày 24/2, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng việc dạy học online không hiệu quả khi mỗi nơi triển khai một kiểu, gây bất cập, đặc biệt với lứa tuổi nhỏ. Hải Phòng đã cho dừng việc học online với lớp 1, lớp 2 vì không hiệu quả. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Tôi xin được làm rõ về hình thức dạy trực tuyến. Có hình thức dạy trực tuyến kết hợp trực tiếp. Nghĩa là có những phần, nội dung sẽ được thực hiện mang tính chất bổ trợ cho hoạt động dạy học trực tiếp. Việc này chúng ta thực hiện thường xuyên liên tục trong quá trình tổ chức dạy học.

Ví dụ, chúng ta sẽ ứng dụng các phần mềm như Zalo, email, facbook hay một số phần mềm ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính để nâng cao chất lượng học tập của các em. Đây được gọi là hình thức dạy học trực tuyến bổ trợ cho dạy học trực tiếp.

Trong trường hợp học sinh vì điều kiện bất khả kháng không thể đến trường, hình thức dạy học trực tuyến sẽ thay thế một số nội dung, một số bài học trực tiếp. Do đó, tuỳ từng điều kiện, thiết bị, tùy từng địa phương nhà trường, giáo viên sẽ chọn hình thức, mức độ áp dụng phù hợp. Năm 2020, Bộ đã có văn bản về vấn đề này.

Học sinh tiểu học học trực tuyến. Ảnh: TTXVN.

Về vấn đề của Hải Phòng, địa phương này có văn bản chỉ đạo. Chúng tôi đánh giá rất đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là với từng độ tuổi nên áp dụng hình thức nào. Do đó, với chỉ đạo của Hải Phòng, chúng ta nên hiểu là đối với lớp 1 và lớp 2 có định hướng không tổ chức việc dạy và học trực tuyến thay thế hoàn toàn những nội dung, bài học để phù hợp với tâm lý lứa tuổi, đảm bảo chất lượng dạy học theo yêu cầu. Hải Phòng cũng tính toán được là thời gian học trực tiếp trong thời gian tới ưu tiên học trực tiếp. Đối với lứa tuổi lớp 1, lớp 2, Hải Phòng chỉ đạo là chỉ ứng dụng bổ trợ không thay thế hoàn toàn. Do đó, cần hiểu là không phải là dừng hẳn việc học trực tuyến với lớp 1, 2 mà ứng dụng ở mức độ phù hợp.

Nếu tình hình dịch bệnh còn tiếp diễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tính toán thế nào để đảm bảo chương trình học, đặc biệt với học sinh thi chuyển cấp và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thưa ông?

Cả nước có 51 tỉnh cho học sinh đi học trở lại từ ngày 22/2. Trong tuần tới, bắt đầu từ 1/3, dự kiến tiếp tục có 8 tỉnh có kế hoạch cho học sinh đi học trở lại. Như vậy, sau ngày 1/3, chỉ còn 4 tỉnh tùy vào tình hình dịch bệnh chưa cho học sinh đi học trở lại.

Tại Quyết định số 2084 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về ban hành khung thời gian năm học 2020-2021 thì học kỳ một sẽ kết thúc vào ngày 16/1. Tính từ ngày 28/1 đến 5/2, tương đương ngày 24 Tết Nguyên đán, các em học sinh đã học chương trình học kỳ hai được ba tuần. Ra Tết, các em tiếp học học chương trình còn lại của học kỳ hai, ví dụ với tiểu học là còn 14 tuần.

Bộ GD&ĐT cũng quy định thời gian kết thúc năm học là ngày 31/5. Như vậy, nếu học sinh các tỉnh đi học trở lại từ ngày 1/3 thì khung thời gian năm học vẫn đảm bảo kết thúc vào ngày 31/5. Trong tình huống học sinh đi học trở lại sau ngày 1/3 thì Bộ GD&ĐT sẽ kích hoạt các văn bản về tinh giản nội dung chương trình đã được bộ ban hành năm 2020 để các nhà trường thực hiện nhằm đảm bảo được các nội dung cốt lõi của chương trình và đảm bảo khung thời gian năm học. Trong trường hợp này, Bộ cũng sẽ có tính toán cụ thể với từng cấp học.

Ví dụ như bậc THCS, học sinh phải dự kỳ thi vào lớp 10, bậc THPT học sinh phải thi tốt nghiệp, Bộ sẽ có chỉ đạo thống nhất để các em tham gia kỳ thi. Riêng với bậc tiểu học sẽ có thể linh hoạt về khung thời gian năm học, đặc biệt là với học sinh lớp 1 do năm nay là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ sẽ có chỉ đạo riêng để các nội dung theo chương trình và sách giáo khoa được thực hiện một cách đầy đủ, từ đó có cơ sở đánh giá toàn diện qua một năm triển khai thực hiện nhằm có điều chỉnh, bổ sung, chỉ đạo cho năm tiếp theo. Vì thế, các địa phương cố gắng tận dụng thời gian để tăng cường hoạt động dạy học cho các em.

Song song với đó, Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với kênh VTV7, Đài truyền hình Việt Nam triển khai 36 chủ đề học tập để song hành cùng các em học môn Tiếng Việt, giúp các em đọc thông viết thạo. Khi các em bị gián đoạn việc học vì dịch COVID-19 thì các em học sinh có thể sử dụng các chủ đề học tập qua điện thoại, máy tính hay sóng truyền hình, giúp các em ôn tập lại các bài học và có thể đọc thông viết thạo trước khi lên lớp 2.

Xin cảm ơn ông!

Lê Vân/Báo tin tức

Nguồn tin: Báo Tin tức

Tin khác

Trạm Cảnh sát giao thông An Hưng kịp thời xử lý ô tô khách chở quá 47 người

Khoảng 20h00' ngày 27/4/2024, nhận được phản ánh ôtô khách BKS: 23F-000.55 tuyến Hải Phòng…

28/04/2024

Tài xế xe Limousine đánh võng trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng bị tước giấy phép lái xe

Đánh võng, lạng lách gây nguy hiểm trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, tài xế…

28/04/2024

Triệt xóa đường dây truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm quy mô lớn

Đường dây truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet đã phát tán…

28/04/2024

Ban Chuyên đề An ninh Hải Phòng: Thăm, dâng hương tưởng niệm tại gia đình cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)…

27/04/2024

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nắng nóng và nắng…

27/04/2024

Tuyển sinh 2024: Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT trực tuyến

Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 chính…

27/04/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More