Ông Độ nói: Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học bù cho học sinh sau đợt tạm nghỉ học phòng dịch. Kế hoạch dạy bù căn cứ vào khung thời gian năm học theo quyết định 2071/QĐ-BGDĐT.
Cụ thể, các nhà trường có thể bố trí học bù vào buổi thứ hai (sau buổi học chính khóa), học bù vào thứ bảy, chủ nhật và sử dụng tuần đệm trong thời gian năm học để điều chỉnh lịch dạy học, kiểm tra đánh giá thường xuyên đối với học sinh.
*Trường hợp học sinh tiếp tục nghỉ nếu dịch lan rộng, quỹ thời gian nói trên không đủ cho việc học bù, không kịp kết thúc năm học kéo theo các kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, lịch xét tốt nghiệp cũng bị ảnh hưởng thì sẽ phải xử lý thế nào, thưa ông?
– Trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài thời gian kết thúc năm học. Cụ thể, quy định kết thúc năm học trước 31-5 nhưng nếu học sinh phải nghỉ dài vì dịch bệnh thì năm học sẽ kết thúc muộn hơn.
Trong khung thời gian năm học, lịch xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 15-6. Nhưng khi cần thiết có thể lùi lịch này sau 10 ngày. Kỳ thi THPT quốc gia theo dự kiến tổ chức cuối tháng 6 nên có thể sẽ không ảnh hưởng.
*Hiện 61 tỉnh đã cho học sinh tạm nghỉ học, phần lớn là 1 tuần. Nhưng sau tuần này dịch bệnh vẫn chưa lùi thì Bộ GD-ĐT có đề xuất cho học sinh tiếp tục nghỉ không?
– UBND cấp tỉnh sẽ quyết định việc nghỉ học của các địa phương, căn cứ vào tình hình thực tế và khuyến cáo của tổ chức y tế. Bộ GD-ĐT luôn ưu tiên việc đảm bảo sức khỏe của học sinh. Nhưng trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, mỗi người cần bình tĩnh, tỉnh táo, chủ động ứng phó. Nếu dịch bệnh trong tầm có thể kiểm soát thì học sinh có thể trở lại trường.
Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà trường phải sẵn sàng đón học sinh trở lại trong môi trường tốt nhất, có kế hoạch phòng ngừa dịch cụ thể. Trong đó, đảm bảo thực hiện triệt để các nguyên tắc: học sinh đi học đeo khẩu trang (cho tới khi công bố hết dịch bệnh) và rửa tay trước khi vào lớp, sau giờ giải lao, giờ ăn…Trong các phòng học đảm bảo sạch sẽ, được khử khuẩn định kỳ.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, việc học sinh tạm nghỉ học 1 tuần cũng có ưu điểm là các nhà trường có thời gian để áp dụng các biện pháp phòng dịch, khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp, thiết bị dạy học để ngăn ngừa dịch bệnh nói chung, virus corona nói riêng.
Tính đến thời điểm này, tất cả các tỉnh, thành đều đã thực hiện phun khử khuẩn, vệ sinh trường, lớp và đang tiến hành khử khuẩn thiết bị dạy học, trang bị thêm thiết bị cần thiết để phòng dịch bệnh. Cán bộ, giáo viên, học sinh được tuyên truyền, có hiểu biết về dịch bệnh và cách phòng ngừa, những thói quen văn minh trong giao tiếp được phát huy.
Bộ GD-ĐT vẫn cập nhật thông tin từ các địa phương hằng ngày, phối hợp với các ban ngành có phương án xử lý trong các tình huống cụ thể. Bộ cũng sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất công tác phòng dịch bệnh ở một số cơ sở giáo dục.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ
VĨNH HÀ thực hiện
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More