Điều này làm cho những người hữu trách và quan tâm đến giáo dục phải sốt ruột. Và cũng vì thế mà có nhiều ý kiến góp ý cho Bộ GD-ĐT về những phương án xử lý năm học này. Trong đó, đáng quan tâm nhất là ý kiến về việc nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia năm nay, giao việc xét tốt nghiệp về cho địa phương.
Bộ GD-ĐT đã nhiều lần “ứng biến” rất hợp lý, như nhiều lần quyết định lùi thời gian kết thúc năm học, tinh giản chương trình học kỳ 2, phổ biến quy định học trực tuyến qua internet, truyền hình. Và mới đây nhất là công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 theo hướng giảm tải kiến thức… Với thực tế đó, nếu học sinh cả nước tiếp tục nghỉ thêm cho đến hết tháng 4, theo tôi, Bộ GD-ĐT vẫn có thể tổ chức được kỳ thi THPT năm nay. Song nếu tình hình không khả quan mà kéo dài hơn, Bộ GD-ĐT nên có quyết định dứt khoát.
Vì vậy, quan trọng nhất hiện nay là Bộ GD-ĐT cần phải xây dựng thật nhiều “kịch bản” theo từng tiến độ thời gian để xử lý tình hình, kể cả tình huống xấu nhất là không thi THPT quốc gia. Bởi lẽ bỏ một kỳ thi quan trọng như thi THPT quốc gia gây ra một sự xáo trộn, trở ngại, khó khăn rất lớn cho cả một hệ thống giáo dục, vì nhiều trường vốn đã xây dựng kế hoạch ổn định từ đầu năm. Phụ huynh, học sinh, nhà trường và giáo viên cũng không nên quá hoang mang mà trước mắt cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để cùng nhau vượt qua khó khăn dịch bệnh.
Ngọc Tuấn
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More