Kinh tế

Bộ Công Thương thông tin chi tiết việc giảm tiền điện trong 3 tháng

Với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản lượng điện khách hàng sử dụng trong các tháng 4, 5 và tháng 6/2020 sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, 6 và tháng 7/2020.

Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) vừa thông tin liên quan đến đề xuất với Chính phủ về việc giảm giá điện và giảm tiền điện từ tháng 4 đến tháng 6/2020 cho các khách hàng sử dụng điện.

Nhân viên EVN hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. (Nguồn: Đức Duy/Vietnam+).

Cụ thể, tổng số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong đợt này vào khoảng 6.100 tỷ đồng. Ngoài ra, đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, Bộ đề xuất giảm giá 10% giá bán lẻ điện cho các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300 kWh tháng) được qui định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

Theo số liệu thống kê của EVN thì các khách hàng sử dụng điện dưới 300 kWh/tháng đa phần là người lao động, công chức, viên chức, công nhân và người làm công ăn lương.

Với mức hỗ trợ 10%, khách hàng sử dụng điện ở mức 100 kWh/tháng được hỗ trợ khoảng 17.000 đồng/tháng. Tương tự ở mức 200 kWh/tháng được hỗ trợ trên 37.000 đồng/tháng. Các khách hàng sử dụng trên 300 kWh/tháng được hỗ trợ là 62.560 đồng/tháng. Tổng số tiền ước tính hỗ trợ giảm cho các khách hàng sinh hoạt ước khoảng 2.900 tỷ đồng.

Đối với các cơ sở lưu trú du lịch, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá giảm từ mức giá áp cho khách hàng kinh doanh dịch vụ xuống bằng giá áp cho các hộ sản xuất. Tổng số tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp này ước khoảng 1.800 tỷ đồng.

Tổng số thời gian khách hàng được hỗ trợ giảm giá điện là 3 tháng”, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho hay.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề xuất cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở (không phải là cơ sở lưu trú du lịch) thực hiện cách ly, khám chữa bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được đề xuất giảm 100% tiền điện.

Đối với các cơ sở y tế có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 đề nghị được giảm 20% tiền điện, còn các cơ sở lưu trú du lịch được sử dụng để cách ly bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 được đề nghị giảm 20% tiền điện.

Việc giảm tiền điện cho các đối tượng trên được thực hiện trong 3 tháng. Bộ ước tính tổng số tiền điện giảm trực tiếp cho các cơ sở phục vụ chống dịch COVID-19 ước khoảng 100 tỷ đồng”, đại diện Cục Điều tiết điện lực thông tin thêm.

Đáng chú ý, thời điểm giảm giá điện và giảm tiền điện sẽ được xác định theo kỳ ghi chỉ số của đơn vị điện lực tại côngtơ điện của khách hàng.

Cụ thể, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản lượng điện khách hàng sử dụng trong các tháng 4, 5 và tháng 6/2020 sẽ được giảm giá tương ứng tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, 6 và tháng 7/2020.

Trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị điện lực thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ về giảm giá điện, giảm tiền điện, đảm bảo đúng đối tượng, thời gian, qua đó góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị tác động của dịch COVID-19“, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết./.

Đức Duy (Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More