Chiều 3.4, Văn phòng Bộ Công thương cho biết, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam.
Đây là kế hoạch để triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1.1.2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Theo Bộ Công thương, trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng thứ 39 trên thế giới về xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics. Vì vậy, Bộ Công thương đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (gọi tắt là LPI – do Ngân hàng Thế giới công bố) lên 5 – 10 bậc, đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam… góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội.
Kế hoạch đề ra 49 nhiệm vụ cụ thể gắn với vai trò của các bộ, ngành, địa phương, gồm các nhóm 6 chỉ số về nâng cấp hạ tầng; cải thiện khả năng giao hàng; nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics; ứng dụng công nghệ, tối ưu khả năng truy xuất; rút ngắn thời gian và giảm chi phí; nâng cao hiệu quả thông quan.
Chẳng hạn như để thực hiện nhóm giải pháp, Bộ Công thương đề ra giải pháp triển khai nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam; cải tạo, nâng cấp đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hạ Long; nghiên cứu lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực chứa và xếp dỡ các nhà ga đường sắt đầu mối về hàng hóa.
Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông để giảm tình trạng ùn tắc quanh khu vực sân bay.
Thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối và nâng cấp tuyến luồng Cái Mép – Thị Vải;
Quy hoạch hợp lý các địa điểm tập kết xe tải, container và kho bãi, trong đó có kho bãi của các doanh nghiệp bưu chính;
Quy hoạch, triển khai xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm logistics phục vụ nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, kết nối từ các vùng này đến trung tâm logistics và cảng biển, cảng hàng không;
Chuyển đổi các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị, đất nông nghiệp thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics phù hợp đặc điểm của địa phương.
Vũ Mai Theo Báo Lao động
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More