Chính sách

Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới

Sinh viên sư phạm sẽ không còn được hưởng chính sách miễn học phí theo Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1.7.2020.

Chính sách sinh viên sư phạm không phải nộp học phí được quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục 1998 và Điều 89 của Luật Giáo dục 2005: Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí.

Thế nhưng, quy định này đã có thay đổi tại Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2020. Theo đó, Điều 85 của Luật quy định: “Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo“.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí quy định.

Theo Luật Giáo dục 2019, học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học thay vì quy định không phải đóng học phí như trước đây (ảnh minh họa). Ảnh: Hải Nguyễn.

Theo Bộ GDĐT, chính sách miễn giảm học phí đã có tác dụng thúc đẩy nhất định khi có một số lượng sinh viên đăng kí học ngành sư phạm. Đây là một trong những lí do chính, thu hút được khoảng 50,5% sinh viên chọn ngành sư phạm.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những sinh viên này có thực sự phù hợp với yêu cầu ngành cũng như có nhiều sinh viên giỏi vào ngành sư phạm hay không. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hướng nghiệp. Đó cũng chính là lí do vì sao nhiều năm qua sinh viên sư phạm chưa thể rơi vào miền chọn nghề tối ưu theo mô hình hướng nghiệp hiện đại.

Một trong những yếu tố khác là hiện nay chúng ta không quản lí được sinh viên hưởng chính sách miễn học phí. Theo quy định, để được hưởng chính sách miễn học phí, sinh viên phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành GDĐT.

Những đối tượng không thực hiện cam kết phục vụ trong ngành GDĐT sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng góp học phí trong thời gian học tại trường.

Thế nhưng, trên thực tế, trong quá trình thực thi chính sách này, không có bất cứ cơ quan, đơn vị hay bộ phận nào để kiểm tra xem sinh viên có thực hiện đúng cam kết hay không.

Điều này dẫn tới sự phí phạm ngân sách nhà nước đầu tư cho những sinh viên này và tạo ra sự bất công bằng so với những sinh viên của các ngành nghề khác ở một mức độ nhất định.

Chính sách này cũng sẽ tránh lãng phí được hàng trăm tỉ đồng/năm bởi thực tế nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ.

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2011- 2013 dự toán chi bù học phí cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ GDĐT lần lượt là khoảng 250 – 354 – 484 tỉ đồng.

Do chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, kinh phí hoạt động của các trường sư phạm chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước được tính trên đầu số sinh viên cũng hạn chế cơ hội được đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

HUYÊN NGUYỄN

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More