Y tế

Bệnh Kawasaki và những biến chứng tim mạch nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi 5 tuổi ở xã Đại Bản, huyện An Dương, TP Hải Phòng mắc bệnh Kawasaki nguy hiểm.

Thông tin từ gia đình bệnh nhi cho biết, bé N.N.Q.A (ở xã Đại Bản, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bị sốt ngày thứ 2 tại nhà không đỡ, gia đình đưa trẻ vào một bệnh viện tư nhân trong thành phố để điều trị với chẩn đoán: Viêm tai giữa cấp mủ 2 bên, nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong quá trình điều trị, trẻ vẫn sốt cao liên tục, sau 6 ngày điều trị trẻ không đỡ, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng để khám và điều trị.

Trẻ mắc căn bệnh Kawasaki sẽ có các dấu hiệu điển hình như sốt cao kéo dài kèm theo mắt đỏ, môi đỏ.

Tại bệnh viện, qua quá trình thăm khám, các bác sĩ khoa Tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng chẩn đoán bé mắc căn bệnh Kawasaki nguy hiểm với các dấu hiệu điển hình: sốt cao kéo dài 8 ngày kèm theo mắt đỏ, môi đỏ.

Tiến hành xét nghiệm chuyên sâu cho thấy, chỉ số nhiễm trùng của trẻ tăng cao, tiểu cầu tăng, men gan tăng, hạch góc hàm to và đặc biệt là biến chứng tim mạch nguy hiểm với phình giãn lớn động mạch vành 2 bên.

Ngay khi có kết quả, thông qua hội chẩn, ban lãnh đạo Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thống nhất xử trí theo phác đồ của Bộ Y tế với truyền VIG và dùng Asprin để bảo vệ động mạch vành của tim.

Sau một thời gian điều trị, bệnh nhi đã hồi phục tốt.

Hiện, trẻ đã ổn định, cắt sốt, tỉnh táo, ăn uống tốt. Tuy nhiên, do trẻ không được phát hiện sớm để xử trí kịp thời nên hiện tại trẻ vẫn phải dùng chống đông máu một thời gian dài (chưa biết được ngày dừng thuốc), thường xuyên đi khám chuyên khoa tim mạch định kỳ để theo dõi biến chứng tim mạch về sau.

Để trách những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi mắc bệnh Kawasaki, các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng khuyến cáo các bậc phụ huynh: Việc phát hiện sớm và xử trí kịp thời cho bệnh nhân Kawasaki là vô cùng quan trọng giúp trẻ có thể được chẩn đoán và điều trị một cách chính xác và hiệu quả, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Cha mẹ nên lựa chọn những cơ sở uy tín hàng đầu để khám và điều trị.

Bệnh Kawasaki là một bệnh lý viêm lan tỏa hệ thống mạch máu vừa và nhỏ, thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi với các biểu hiện lâm sàng: sốt, phát ban, viêm kết mạc mắt không có rỉ, môi đỏ, lưỡi dâu tây, bong da đầu ngón, hạch to và dễ gây ra giãn phình động mạch vành.

Bệnh Kawasaki gây ra nhiều hậu quả khó lường: vì bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan đích như mắt, miệng, da… Đặc biệt, tổn thương động mạch vành (ĐMV) và cơ tim là nguy hiểm nhất, là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời như viêm tim, phình giãn động mạch vành gây đột tử, nhồi máu cơ tim hoặc hẹp tắc động mạch vành nếu không được điều trị.

Bệnh này tuy nguy hiểm nhưng đã có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn và hạn chế gần như hoàn toàn các biến chứng tim mạch về sau nếu trẻ được phát hiện và xử trí kịp thời.

Tiến Sinh

Tin khác

Dự kiến bỏ nhiều quy định liên quan đến cấm dạy thêm

Giáo viên có thể được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình…

23/08/2024

Phấn đấu thông xe kỹ thuật cầu vượt sông Hóa vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng 13/5/2025

Sáng 23/8, các đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình và…

23/08/2024

Phòng Cảnh sát giao thông: Xử lý 2.447 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua hệ thống camera phạt nguội

Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố-Phòng…

23/08/2024

Viettel ra mắt dịch vụ đầu tiên trong hệ sinh thái 5G “Video chờ meCall”

Ngày 22/8/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel-Viettel Telecom công bố chính thức ra mắt…

23/08/2024

Tập trung thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch quốc tế

Chiều 22/8, Hiệp hội Du lịch thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị Chuyên…

22/08/2024

Cứu sống cụ ông 103 tuổi suy tim nặng kèm nhiều bệnh lý nền

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng-Vĩnh Bảo, đơn vị vừa…

22/08/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More