Đứng tên sim số lạ
Sau khi đọc được hướng dẫn của nhà mạng về việc kiểm tra có bao nhiêu sim đã đăng ký dưới tên mình, chị Nguyễn Minh Huyền (Hà Nội) soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB số giấy tờ (là số CCCD, CMND hoặc giấy tờ hợp lệ đã đăng ký với nhà mạng) gửi đến 1414.
Khi tin nhắn báo về, chị Huyền bất ngờ CCCD của chị đang được sử dụng cho 1 thuê bao khác, dù chị chỉ dùng 1 số điện thoại duy nhất.
“Khi kiểm tra, tôi phát hiện 1 sim số lạ đứng tên mình. Đáng nói, sim này đăng ký cùng ngày với ngày tôi mua chiếc sim đang sử dụng”, chị Huyền nói.
Sau khi phát hiện sự việc trên, chị Huyền lập tức gọi đến nhà mạng yêu cầu khoá sim lại. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn cho biết, chị cần đến phòng giao dịch để làm việc.
Anh Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) cũng vừa phát hiện CCCD của bản thân đang được sử dụng cho 2 thuê bao khác mà anh chưa từng biết đến.
Anh Tuấn cho biết, do mạng Internet của gia đình bị lỗi, nên anh đã vào ứng dụng của một nhà mạng để tìm đến phần hỗ trợ khách hàng. Tại đây, ứng dụng yêu cầu anh chọn 1 trong 3 số điện thoại đang sử dụng để được hỗ trợ.
“Đến khi đó, tôi mới biết bản thân đang đứng tên cho 3 sim”, anh Tuấn kể lại.
Ngay sau đó, anh đến phòng giao dịch của nhà mạng để nhờ xử lý. Tuy nhiên, phía nhà mạng cho hay, hiện tại 2 thuê bao này vẫn đang được sử dụng nên không thể hủy ngay.
“Nhà mạng nói cần thêm thời gian để xử lý. Tôi chỉ lo trong thời gian đó, lỡ 2 chủ thuê bao này có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến tôi”, anh Tuấn nói.
Anh Tuấn cũng lo lắng về việc, hiện tại, người dân chỉ có thể kiểm tra được số thuê bao của nhà mạng mà mình đang sử dụng. Trong khi đó, CCCD/CMND rất có thể bị đăng ký ở nhiều nhà mạng khác nhau mà người dân không hề hay biết.
Người dùng phải chịu trách nhiệm nếu số thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật
Bộ TTTT vừa có văn bản về việc quán triệt trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong thực hiện nghiêm công tác quản lý, đăng ký thông tin thuê bao. Bộ TTTT yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm nghiêm túc triển khai các biện pháp để xử lý triệt để vấn đề sim rác.
Trước ngày 15.4.2024, doanh nghiệp viễn thông phải hoàn thành xử lý toàn bộ các sim có dấu hiệu tồn kênh, bảo đảm tất cả các sim được bán tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không nhập sẵn thông tin thuê bao trước khi kích hoạt và chỉ có thể được kích hoạt, phát triển mới bởi chính doanh nghiệp viễn thông sau khi đã triển khai các giải pháp bảo đảm thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác theo quy định, đồng thời trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến trước ngày 15.4, các nhà mạng phải tiến hành kiểm tra tệp khách hàng cá nhân và tổ chức có giấy tờ đăng ký từ 4 đến 9 sim nhằm bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác theo quy định và xác thực họ có đang sử dụng thuê bao đã đăng ký không.
Người dùng sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp số thuê bao mình đứng tên được sử dụng cho hành vi vi phạm pháp luật. Từ ngày 15.4, các doanh nghiệp viễn thông di động chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim của doanh nghiệp mình được kích hoạt sẵn, mua, bán, lưu thông.
Theo quy định về thuê bao di động, người dùng có thể đăng ký 3 sim với mỗi nhà mạng bằng việc cung cấp giấy tờ và thông tin cá nhân. Với số thuê bao thứ tư trở lên, họ phải thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu. Doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo đảm số thuê bao đó được sử dụng theo đúng quy định.
Khánh An
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More