Print Thứ Năm, 05/09/2019 08:01

Chuyên gia cho rằng, những tồn tại, bất cập tại dự án BOT còn nhiều nhưng nguyên nhân chưa được chỉ ra một cách rõ ràng, chỉ thấy chỉ trích,… mà chưa có ai, công trình nào chỉ ra bất cập. Nguyên nhân được tựu trung lại là sự thiếu minh bạch trong việc đầu tư, quyết định và trong quá trình thanh kiểm tra.

Tại buổi Hội thảo “Truyền thông về hạ tầng giao thông nhìn nhận và định hướng” do Hội nhà báo VN và Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ VN phối hợp tổ chức sáng nay, các đại biểu Quốc Hội, lãnh đạo các Bộ, Ngành và các chuyên gia đã chỉ ra những mặt hạn chế khi đầu tư vào hạ tầng giao thông đang được dư luận quan tâm.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Đùn đẩy trách nhiệm giữa Bộ chủ quản và địa phương?

Nhìn nhận về các dự án BOT, PGS. TS. Nguyễn Trí Thành, Nguyên trợ lý Phó Chủ tịch nước, Trưởng ban kiểm tra Hiệp hội các Nhà đầu tư Công trình giao thông Đường bộ Việt Nam đánh giá: “Đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT phù hợp với thực tiễn đáp ứng được giao thông phát triển, được đầu tư từ nguồn lực của chúng ta hiện nay. Đánh giá tổng quan sau hơn 20 triển khai và đặc biệt là 10 năm gần đây, BOT đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết khủng hoảng giao thông, phát triển kinh tế xã hội, huy động được vốn trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng làm vùng kinh tế, giảm giá thành cạnh tranh hàng hoá. Minh chứng rõ nét là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai,…”.

“Ngoài việc rút ngắn khoảng các lưu thông di chuyển hàng hoá, BOT góp phần giảm bớt tắc nghẽn, tai nạn giao thông. Cùng với đó là các dự án BOT giúp rút ngắn thời gian thi công, tránh được lãng phí, nguồn vốn không bị thất thoát khỏi dự án”, PGS. TS. Nguyễn Trí Thành chia sẻ.

Theo PGS. TS. Nguyễn Trí Thành, vai trò của các nhà đầu tư BOT tại các dự án là rất lớn, nếu không có sự can đảm, trách nhiệm, tâm huyết của một số nhà đầu tư thì khó có được hạ tầng giao thông hiện hữu như bây giờ. Trong thời gian qua, dự án BOT được đề cập rất nhiều tại các nghị trường, các hội thảo của các cơ quan, các tổ chức và trên phương tiện thông tin truyền thông tạo nên tâm điểm của dư luận.

Tồn tại những bất cập tại dự án BOT còn nhiều nhưng nguyên nhân chưa được chỉ ra một cách rõ ràng mà chỉ thấy chỉ trích bất cập,… mà chưa có ai, công trình nào chỉ ra bất cập. Theo tôi có rất nhiều nguyên nhân được tựu trung lại là sự thiếu minh bạch trong việc chuẩn bị đầu tư, trong quyết định và cả trong quá trình thanh tra kiểm tra. Thực tế, cho thấy sự bức xúc phản ứng, chống đối giá vé, vị trí đặt trạm về mật độ đặt trạm là hệ luỵ của sự thiếu minh bạch.

Phân tích về những điểm chưa được khi đầu tư BOT, PGS. TS. Nguyễn Trí Thành cho rằng, chúng ta cần nhận thức được hạ tầng giao thông Quốc gia có mục đích, ý nghĩa lớn đối với tất cả các lĩnh vực Chính trị – Xã hội, An ninh Quốc phòng…, cần phải hạn chế cái sai nhưng không thể phủ nhận mặt hiệu quả của BOT.

Dự án BOT đem lại hiểu quả kinh tế xã hội.

PGS. TS. Nguyễn Trí Thành đặt ra một số câu hỏi nhưng chưa có câu trả lời giải quyết một cách thoả đáng: Thứ nhất chủ trương của Đảng và Nha nước về phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức BOT rõ ràng là đúng đắn, vậy tại sao chưa được một bộ phận đông đảo người dân không đồng tình ủng hộ? Nguyên nhân, trách nhiệm này thuộc về ai?.

Thứ 2 là của Bộ chủ quản, các địa phương giải quyết đến đâu và tham mưu với Chính phủ những gì để giải quyết tồn tại và bất cấp tại một số dự án lớn? Thứ 3 là có hay không sự đùn đẩy, trách nhiệm giữa Bộ chủ quan và địa phương? Để trả lời những câu hỏi trên, tôi xin được dành cho lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và lãnh đạo của các địa phương.

PGS. TS. Nguyễn Trí Thànhcho biết thêm, có rất nhiều nhà đầu tư, tâm huyết, nghiêm túc đầu tư BOT với đầu tư dự án, có thể phác hoạ được một số rào cản như sau: Nhiều người đã đề cấp tới hoàn thiện thể chế, chính sách về hình thức đầu tư BOT, tôi thấy đây là một việc lớn, quan trọng và không thể làm trong một chiều… Một điều nữa phải nói thật, nếu như trước năm 2013, ở đâu có dự án ở đó có lãnh đạo đến, đặc biệt là lãnh dạo Bộ GTVT từ cấp Vụ trở lên. Tuy nhiên, sau sự cố… thì hầu như thái độ của Bộ GTVT e ngại.

Cần gần 2 triệu tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông

Cùng với đó là thái độ của lãnh đạo Bộ chủ quản qua việc giải quyết những tồn tại bất cập đối với một số dự án BOT dư luận xã hội, trong đó có chúng tôi thấy rằng: “Cơ quan chủ quản ngành hầu như đứng ngoài cuộc, trên thực tế, nhà đầu tư BOT họ đâu có quyền đặt vị trí trạm, đâu có quyền đưa ra giá vé, nhưng khi người dân phản ứng thì nhà đầu tư phải đối mặt, nhưng lại không thấy bóng dáng cơ quan quản lý ngành ở đâu, cơ quan quản lý địa phương ở đâu”, PGS. TS. Nguyễn Trí Thành cho hay.

Cũng tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn sắp tới rất lớn, cần khoảng gần 2 triệu tỷ đồng, trong khi nguồn vốn ngân sách dự kiến chỉ đáp ứng khoảng 40 – 50%. “Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, một trong những giải pháp huy động nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông là hình thức hợp tác công tư (PPP)”.

Theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta có khoảng 500.000 km, chất lượng các tuyến đường mới đạt khoảng 30 – 35% theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngành GTVT đã áp dụng hình thức BOT vào đầu tư nâng cấp, mở rộng QL1, QL14. Hai tuyến này không phải vừa rồi chúng ta mới làm mà đã có từ rất lâu. Ngày xưa, cấp đường của hai tuyến đều rất thấp, ban đầu chỉ rộng 3,5m, sau đó nâng cấp dần lên 5,5m, 7,5m, 11m, vừa rồi mới mở rộng lên 21m. Đây là những tuyến đường huyết mạch, trong khi ngân sách bố trí vốn chỉ đáp ứng khoảng 30 – 40%”.

“Chúng tôi hiểu quan điểm không đầu tư BOT trên đường độc đạo, nhưng nếu thế hình thức BOT chỉ áp dụng được duy nhất đối với các dự án đường cao tốc hoặc một số tuyến đường chuyên dụng. Đặt lại vấn đề, những tuyến đường còn lại chất lượng còn yếu kém, quy mô chưa được mở rộng, hệ thống an toàn giao thông chưa đồng bộ thì lấy nguồn lực ở đâu để làm? Ví dụ các tuyến đường lên miền núi hay các tuyến nối từ QL1A lên QL14 sẽ lấy tiền ở đâu?”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đặt câu hỏi.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, những tồn tại, hạn chế của BOT giao thông đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát, các đoàn thanh tra, kiểm tra đưa ra kết luận. Bộ GTVT luôn cầu thị, tiếp thu và cố gắng làm tròn trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình. Bộ GTVT đang nỗ lực cùng các bộ, ngành khác hoàn thiện Luật PPP để có cơ sở pháp lý triển khai các dự án sau này.

Nguồn. Dân Việt

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Bất cập dự án BOT: Có đùn đẩy trách nhiệm giữa Bộ chủ quản và địa phương?
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác