Chính sách

Bắt buộc lắp camera hành trình xe máy là đề xuất gây khó cho dân

Đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét lại đề xuất lắp camera hành trình xe máy trong dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Quốc hội thảo luận cho ý kiến được dư luận quan tâm bởi nó có tác động và liên quan sát sườn tới hoạt động thường ngày của người dân.

Đặc biệt là Điểm c Khoản 1 Điều 33 của dự thảo luật quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe theo quy định.

Quy định xe kinh doanh vận tải, buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình như hiện nay là hợp lý, thuận lợi cho việc giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết.

Tuy nhiên, việc xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình là đề xuất gây băn khoăn, tranh cãi, khó đi đến đồng thuận bởi rất nhiều lý do.

Xe máy tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình là đề xuất thiếu tính khả thi. Ảnh: Hải Nguyễn.

Trước hết, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng là phương tiện cá nhân nên người dân không có nghĩa vụ làm thay việc của cơ quan chức năng khi tự chứng minh sự trong sạch khi tham gia giao thông. Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào có tiền lệ về việc này.

Quy định này vừa gây lãng phí, gây khó khăn cho người tham gia giao thông khi phạm vi tác động của quy định này quá rộng. Bởi tính đến ngày 30.6.2023, cả nước có trên 6 triệu ôtô73 triệu môtô, xe máy đang lưu hành.

Và nếu quy định này thành hiện thực thì tới đây cả nước, chỉ tính riêng môtô, xe máy thôi đã có đến hơn 70 triệu phương tiện buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Thậm chí, với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới việc mua được xe máy để đi đã là một điều khó khăn mà giờ lại phải cõng thêm một khoản chi phí để lắp camera hành trình thì sẽ khó chồng khó.

Là chưa nói đến việc bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình có thể vi phạm quyền riêng tư của công dân, liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng của thiết bị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi can thiệp vào hệ thống điện của xe.

Nếu như dự thảo luật được thông qua thì sẽ có đến hàng chục triệu xe máy phải gắn thiết bị giám sát hành trình là khó bảo đảm tính khả thi“, đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) nhận định.

Đại biểu Điều Huỳnh Sang và nhiều đại biểu khác đề xuất “cần xem xét lại”, cũng như cần phải cân nhắc tính phù hợp và thống nhất theo hướng chỉ quy định giám sát hành trình với ôtô kinh doanh hợp đồng vận tải, xe khách, hàng hóa.

Được vậy, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi thông qua sẽ sâu sát với thực tiễn cuộc sống, không chỉ hợp lòng dân mà còn được lòng dân!

Hoàng Văn Minh

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More